GÓT SẮT - Trang 127

- Bán cho các nước tài nguyên không phát triển, – ông Kowalt gợi ý.

- Đúng thế. Các ông xem, lập luận của tôi rõ ràng và đơn giản đến nỗi tự

các ông lại phát triển nó trong óc các ông. Bây giờ, ta hãy đi một bước nữa.
Ví phỏng nước Mỹ sử dụng chỗ hàng thừa đó vào một nước tài nguyên
không phát triển, nước Brazil chẳng hạn. Các ông nên nhớ rằng chỗ hàng
thừa đó vượt ra ngoài phạm vi thương mại, vì những hàng thương mại đã
tiêu thụ cả rồi. Vậy thì nước Mỹ được nước Brazil trả cho cái gì?

- Vàng, – ông Kowalt nói.

- Nhưng vàng trên thế giới chỉ có hạn, có nhiều đâu, – Ernest bẻ.

- Vàng dưới hình thức những khế ước cầm cố, những trái khoán, vân

vân, – ông Kowalt nói chữa lại.

- Giờ thì ông nói trúng, – Ernest bảo. – Nước Mỹ đưa số hàng thừa đó

đi, nhận về của nước Brazil là những trái khoán hay những đảm bảo. Như
vậy nghĩa là nước Mỹ sẽ có quyền sở hữu về những đường sắt ở Brazil. Rồi
làm sao nữa?

Ông Kowalt suy nghĩ và lắc đầu.

- Để tôi nói cho các ông nghe, – Ernest tiếp tục. Như vậy nghĩa là những

tài nguyên của nước Brazil cũng sẽ được phát triển. Bây giờ ta sang điểm
sau. Khi nước Brazil dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đã phát triển những tài
nguyên của nó, bản thân nó cũng sẽ có một số hàng thừa không tiêu thụ. Nó
có thể tống số hàng thừa đó sang Mỹ được không? Không, vì bản thân Mỹ
cũng có một số hàng thừa. Nước Mỹ có thể làm như trước kia, nghĩa là tống
số hàng thừa của mình sang Brazil được không? Không, vì Brazil bây giờ
cũng đang có hàng thừa.

“Sự thể sẽ ra sao? Cả Mỹ lẫn Brazil cùng phải tìm những nước khác tài

nguyên không phát triển để trút chỗ hàng thừa sang những nước ấy. Nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.