sẽ không cần đến những việc từ thiện. Tin chắc như thế, tôi cùng với anh
đem hết sức ra làm việc cho cách mạng, chứ không hao phí năng lực của
mình để tìm cách xoa dịu những vết thương xã hội luôn luôn đẻ ra từ sự bất
công của chế độ.
Tôi theo đức Giám mục vào một gian phòng nhỏ, dài chừng mười ba bộ
1, rộng chừng mười bộ, ở mãi tít nhà trong. Chúng tôi thấy một bà cụ già bé
nhỏ người Đức - sáu mươi tư tuổi, theo lời đức Giám mục. Bà cụ tỏ vẻ ngạc
nhiên khi thấy tôi vào, nhưng bà cụ gật đầu chào rất nhã nhặn và tiếp tục
khâu một chiếc quần đàn ông đặt trên đầu gối bên cạnh bà cụ, ở dưới sàn, là
một đống quần như thế. Đức Giám mục thấy trong nhà hết củi, hết than, bỏ
ra ngoài đi mua.
Tôi cầm một chiếc quần lên và xem xét công việc của bà cụ.
- Thưa bà, có sáu xu đấy thôi, - bà cụ vừa nói vừa khẽ lắc đầu và vẫn
khâu tiếp. Bà cụ khâu chậm, nhưng khâu luôn tay. Hình như bà cụ đã bị cái
động từ "khâu" hoàn toàn chế ngự. - Công phu như thế này mà họ chỉ trả có
bấy nhiêu thôi à? - Tôi ngạc nhiên hỏi. - Cụ làm mất bao nhiêu thì giờ?
- Vâng, họ chỉ trả có thế, - bà cụ trả lời. - Làm xong thì được sáu xu:
mỗi cái khâu mất hai tiếng đồng hồ. Nhưng mà nhà chủ không biết đến
chuyện ấy, - bà cụ vội vàng nói thêm, sợ bị chủ rầy rà sau này. - Tôi làm
chăm lắm. Tôi bị thấp ở cánh tay. Chị em còn con gái họ làm nhanh hơn
nhiều. Họ khâu xong một chiếc chỉ bằng nửa thời giờ của tôi thôi. Ông chủ
ấy rất tử tế. Ông ấy cho tôi mang việc về nhà làm, vì bây giờ tôi già rồi và
tiếng máy chạy ầm ầm làm cho tôi chóng mặt. Ông ấy mà không tử tế thì tôi
cũng đến chết đói...
"Vâng, những người làm ở xưởng, họ được tám xu. Nhưng bà bảo làm
thế nào? Công việc đến người trẻ làm còn chẳng đủ, huống hồ người già...
Thường tôi chỉ nhận được có một chiếc là hết. Thỉnh thoảng mới được như