Mấy em học sinh tiểu học đã phát hiện ra chị tôi ở một căn phòng sâu
trong tòa nhà. Tuy cảnh sát không công bố nhưng tôi biết căn phòng đó
trước đây vốn là phòng mổ.
Thi thể bị tổn thương nghiêm trọng đến mức khó mà xác định được danh
tính, cảnh sát đã kiểm tra đồ trong cái cặp để gần đó của chị tôi và liên lạc
với gia đình. Người nhận điện thoại là mẹ tôi. Lúc đó là ban ngày, kể từ lần
cuối mẹ nhìn thấy chị còn chưa đến một ngày, mẹ chỉ nghĩ có ai đó trêu
mình qua điện thoại.
Tuy nhiên thi thể ấy đúng là của chị tôi. Thật ra, tử thi không được nhận
dạng bởi những người biết chị như bố mẹ, tôi hay anh bạn trai Akagi của
chị. Chị đã được nhận diện dựa trên hồ sơ bệnh án lúc chị còn sống và
những giám định y khoa chặt chẽ khác.
… Cảnh sát không công bố tình trạng chị tôi lúc được phát hiện cũng
như cách chị bị sát hại. Người ta chỉ biết chị bị bóp cổ rồi phanh thây bằng
dao. Thế cũng đủ để nó trở thành một vụ án thảm khốc gây xôn xao các bản
tin rồi. Tuy nhiên sự thực dường như không đơn giản như vậy.
Cảnh sát cho rằng nếu công khai tất cả những gì chị tôi phải chịu sẽ gây
rúng động xã hội nên tuyệt nhiên không chịu tiết lộ gì. Cả những em học
sinh phát hiện ra chị tôi cũng tuân theo lệnh giữ im lặng này.
Bố mẹ tôi đã yêu cầu cảnh sát và bác sĩ cho xem di thể của con gái
nhưng họ do dự. Vì không thể khôi phục lại cơ thể của chị như ban đầu nên
họ cho rằng không để người nhà nhìn thấy thì hơn.
Lúc chị tôi còn sống, bố mẹ không đặc biệt cưng chiều gì chị ấy cả. Họ
có mối quan hệ bố mẹ và con cái rất đỗi bình thường, chúng tôi thuộc kiểu
gia đình bàn luận sôi nổi về những quảng cáo trên truyền hình và cáu gắt
khi báo bị bỏ quên ở đâu đó. Bố mẹ chưa bao giờ khen chị trước mặt người
khác, phải nhìn thấy bố mẹ bưng mặt khóc khi nghe tin chị tôi chết thì tôi
mới biết họ yêu chị nhiều như thế nào.
“Hãy cho chúng tôi gặp Hiroko!”
Bố tôi quyết liệt yêu cầu bác sĩ và cảnh sát ở bệnh viện. Mặt bố đỏ gay,
trông như giận dữ. Trước thái độ không khoan nhượng đó, bác sĩ và cảnh