chuyện nào không đúng, và những chuyện đó quả thực là không đúng.
Để chứng minh với Giang Thần rằng tôi đã ăn năn hối cải, tôi bèn xé
cuốn sổ tay có in ảnh F4 của bạn cùng bàn, viết một tờ giấy nhỏ bày tỏ sự sám
hối lay động lòng người gửi Ngô Bách Tùng trong giờ Đại số.
Cụ thể đã viết những gì tôi không nhớ nữa, nhưng tôi nhận được mảnh
giấy trả lời của cậu ta, là một tờ giấy nháp ghi: Không sao, nhưng tôi là Ngô
Bách Tùng, không phải là Ngô Tùng Bách.
Sự đính chính của cậu ta khiến tôi ý thức được tên của cậu ta rối rắm
quá thể. Chuyện này khiến tôi nhớ tới một câu hỏi trong bài tập hè hồi tiểu
học: Viết ra từ có cấu tạo từ giống từ dưới đây “ong mật - mật ong”. Tôi sở dĩ
ghi nhớ sâu sắc như vậy là vì câu trả lời của tôi khiến tôi phải ăn một trận đòn
nhớ đời của ông Trần: “lưu hạ
3
- hạ lưu”.
[3] Có nghĩa là chảy xuống.
Trải qua chuyện này, thiện cảm của tôi dành cho Ngô Bách Tùng tăng
lên rõ rệt. Tôi cảm thấy cậu ta là người tốt, lấy ơn báo oán, đồng thời cảm thấy
khuyên tai lấp lánh kia của cậu ta khiến người ta yêu thương.
Nhưng điều quỷ dị chính là, Ngô Bách Tùng đối xử với tôi vô cùng tốt,
cậu ta mua đủ loại đồ ăn vặt ở căng-tin cho tôi, dạy tôi tiếng Anh và Toán (tôi
đoán đúng rồi, thành tích của cậu ta tệ vô cùng, ngoài tiếng Anh và Toán đứng
thứ nhất toàn trường ra, thì số điểm của những môn học khác đều là số có một
chữ số
4
), đưa áo khoác của cậu ta cho tôi khi trời bỗng dưng trở lạnh... Một lần,
sau khi tan học tôi ở lại làm báo bảng, cậu ta đã nấu một tô mì ở phòng ký túc
rồi bưng tới phòng học cho tôi (cậu ta là học sinh nội trú duy nhất, ở phòng ký
túc dành cho giáo viên), bát mì ấy còn có một quả trứng. Tôi bị hơi nóng của
bát mì làm cho cay nhòe mắt, vừa xì xụp ăn mì vừa hỏi Ngô Bách Tùng đang
tô màu giúp tôi, “Sao cậu lại đối xử tốt với tôi như vậy?”