đầu chuyện trò sôi nổi với nhau thỉnh thoảng lại nhìn tôi một cách nhạo
báng.
Cuối cùng người bạn đóng vai trò phiên dịch cho tôi nói rằng tất cả yêu
cầu ông giải thích cho tôi rõ chỗ sai lầm hoàn toàn trong các quan điểm của
tôi.
Sai lầm mà tôi rơi vào được giải thích bởi một phần sự ngu ngốc đặc
trưng cho loài người nói chung, còn một phần vì giống struldbrug tạo thành
một đặc điểm đặc thù của đất nước họ. Những sinh linh tương tự không thể
nào gặp ở Balnibarbi cũng như ở Nhật Bản. Người phiên dịch biết rất rõ
điều đó bởi vì ông có vinh dự làm phái viên của đức vua ở hoàng cung Nhật
Bản. Câu chuyện của ông về những struldbrug gây nên sự không tin rất lớn.
Và cũng chính sự kinh ngạc như thế khi lần đầu tiên tôi nghe nhắc tới
những người bất tử, bởi vì tôi thật khó tin là có tồn tại những con người
tương tự.
Trong thời gian lưu lại ở các nước kể trên, ông đã nói chuyện lâu với
những người dân địa phương và nhận thấy rằng sống lâu là nguyện vọng
chung, ước mơ tha thiết của mọi người. Mọi người khi đã đặt một chân
trong mộ thường cố gắng giữ được chân kia trên mặt đất vững hơn nữa.
Những cụ già lụ khụ run lên hằng ngày và xem cái chết là điều tai hại nhất.
Chỉ có cây trên hòn đảo Luggnagg chẳng có sự khao khát sống nào vì ở tất
cả mọi người trước mắt đã có tấm gương của tuổi thọ - những struldbrug.
Cách sống bất tử như tôi vẽ ra hoàn toàn không thể có được. Nó đòi hỏi
tuổi trẻ, sức khỏe và sức mạnh mãi mãi. Còn hy vọng vào điều đó thì chẳng
có một con người nào có quyền như vậy, cũng như còn lâu lắm mới đạt
được nguyện vọng của nó. Thật vậy, vấn đề ở đây không phải đề cập tới sự
tận hưởng vĩnh hằng bằng tuổi trẻ và những lợi ích của nó mà đề cập tới
việc làm cho cuộc sống kéo dài vô tận, thường chịu các đớn đau do tuổi già
mang lại. Tất nhiên, không có nhiều người mong muốn thành bất tử trong
những điều kiện như thế. Nhưng người tiếp chuyện với tôi nhận xét rằng ở
Balnibarbi và ở Nhật Bản có cả những cụ già mặc dù bị khổ sở bởi tất cả