Những cháu nào phải đi học nghề thì dời trường từ năm lên bảy, còn các
cháu khác được giữ lại đến năm mười một tuổi.
Mỗi gia đình có con gửi đến trường, ngoài tiền ăn ở đóng hằng năm,
được quy định thấp đến mức tối thiểu, còn phải đóng cho trường một phần
nhỏ thu nhập hằng tháng, dành dụm làm của hồi môn cho con. Như vậy,
luật pháp hạn chế cả các món chi tiêu của các bậc cha mẹ. Người Lilliput
quan niệm rằng, không gì bất công hơn là đẻ con ra mà lại bắt nhà nước
nuôi nấng, lấy cớ là cần phải thỏa mãn những nhu cầu của mình. Những
người quý tộc gửi mỗi đứa con phải để một số tiền bảo đảm, nhiều ít tùy
theo chức vị. Quỹ này được quản lý rất tiết kiệm và công bằng.
Con cái thợ thuyền và dân cày ở nhà với cha mẹ. Nghề của các cháu sau
này là cày cấy ruộng vườn, nên đối với họ, sự giáo dục là không cần thiết
lắm. Có bệnh viện từ thiện dành cho người nghèo, già cả, ốm đau, nên ở xứ
này không hề có ăn mày.
Và bây giờ, có lẽ bạn đọc tò mò muốn biết cuộc sống hằng ngày của tôi
ở nước này như thế nào. Vốn tôi là người ưa những công việc chân tay, vả
lại do nhu cầu đòi hỏi, tôi đã lấy những cây to nhất trong vườn thượng uyển
để làm một cái bàn và một cái ghế khá tốt. Hai trăm cô thợ khâu may áo sơ-
mi và khâu những khăn trải giường, khăn bàn cho tôi bằng thứ chỉ dai nhất,
cứng nhất có thể tìm thấy ở đây. Các cô phải khâu nhiều lớp vải xếp lên
nhau, bởi vì thứ vải dày nhất còn mỏng hơn the ở nước chúng ta. Một tấm
vải thường rộng ba inch, dài ba foot. Tôi nằm xuống đất cho các cô đo để
may áo. Một cô đứng trên cổ tôi, một ở giữa thân, mỗi cô cầm một đầu cái
dây thừng cho cô thứ ba lấy thước đo. Sau đó các cô đo ngón tay cái của
tôi, thế là xong. Các cô làm một con tính, tính được vòng cổ tay, dài bằng
hai ngón tay cái. Ba trăm thợ may được dùng vào vệc may quần áo cho tôi,
họ đo bằng cách khác. Tôi quỳ xuống đất, họ bắc thang cao đến cổ. Một
người trèo lên thang, dùng dây dọi thả từ cổ xuống đất. Thế là được chiều
dài áo khoác. Còn tôi tự đo lấy vòng thân và cánh tay. Việc may quần áo
làm ngay ở nhà tôi (bởi vì dù là nhà to nhất của họ, cũng không chứa nối bộ
quần áo này), nhìn bộ quần áo chẳng khác gì những mảnh vá chi chít mà