đồng bào.
Rất ghét nghề đeo lon, ngồi vẽ cầu cống, năm sau ông viết một bức thơ cho
Michel, trong đó có câu: “Khi người ta phí cái thời quý nhất của đời mình
vào những công việc vô nghĩa lý như vậy thì sống chỉ là khổ”, rồi đệ đơn từ
chức.
Ông trả nhà, kiếm chỗ khác cho đỡ tốn thì may gặp bạn học cũ là
Grigorovitch, hiện đương viết văn, làm báo. Ông về ở chung với bạn, chính
trong thời gian đó ông viết tiểu thuyết đầu tay: “Những kẻ đáng thương”
(Les pauvres gens).
Truyện viết theo thể thư từ. Một công chức ngạch thấp, độc thân, già,
nghèo, thuê một phòng đối diện với phòng một thiếu phụ cũng nghèo, cũng
độc thân, nhưng có học. Hai người có họ hàng xa với nhau, nhưng không
dám đi lại thăm nhau sợ thiên hạ dị nghị, chỉ viết thư san sẻ nỗi buồn khổ
lẫn cho nhau. Thiếu phụ dạy ông bạn già sửa văn, và ông này tìm cách giúp
đỡ cô trong lúc túng thiếu, hoặc trong mọi công việc lặt vặt. Nhưng rồi một
người giàu có hỏi cưới cô thiếu phụ; nàng nhận lời mà không nghĩ gì tới cái
khổ tâm của ông bạn già, gần tới ngày cưới, lại còn nhờ ông mua sắm, sửa
soạn hôn lễ cho mình. Ông chua sót trong lòng mà vẫn vui vẻ làm hết mọi
việc. Tới lúc nàng sắp lên xe hoa, ông trao cho nàng một bức thư mà giọng
như nghẹn ngào, nứt nở: “Không thể nào bức thư này là bức thư cuối
cùng… Có lẽ nào thư từ chúng ta lại ngừng thình lình như vậy được?...
Không, tôi cũng sẽ còn viết thư cho cô và cô cũng sẽ viết thư cho tôi… Cô
Veranka, văn tôi lúc này đã thành hình rồi. Chao ôi! Nói làm chi tới văn!
Lúc này đây tôi có biết là tôi viết gì đâu, chẳng hiểu biết là viết gì hết, tôi
chẳng biết chút xíu gì cả, tôi không đọc lại, tôi không sửa văn nữa. Tôi chỉ
nghĩ tới viết cho cô thôi, viết cho cô thật nhiều… Ôi, bạn yêu quý của tôi,
em, em…”. Truyện chấm dứt ở đó.
ẢNH