http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/dd/Dostoievski_-
_Les_Pauvres_Gens.djvu
Trang cuối cuốn Les pauvres gens
(Bản Pháp dịch của Victor Derély)
(Nguồn:
http://commons.wikimedia.org/w/index.php?
title=File:Dostoievski_-_Les_Pauvres_Gens.djvu&page=291)
Grigorovitch đọc tới bức thư ấy, ôm lấy bạn mà khóc, đem ngay bản thảo
lại khoe thi sĩ Nékrassov. Nékrassov mới đầu nghi ngờ, bảo hãy đọc thử
mươi trang xem sao, rồi mãi say mê, đọc luôn tới hết, nước mắt chảy ròng
ròng, miệng không ngớt khen: “Thiên tài! Thực là một thiên tài!”.
Hôm sau, Nékrassov đưa bản thảo cho nhà phê bình Biélinsky, bảo: “Một
Gogol
thứ nhì mới ra đời”. Biélinsky bĩu môi: “Ở nước mình, Gogol
mọc như nấm”, nhưng khi đọc xong, nhắn Nékrassov mời tác giả lại chơi
tức thì.
Dostoïevsky rụt rè vào, Biélinsky khen: “Phải là nghệ sĩ cảm xúc mạnh mới
viết được một tác phẩm như vậy”. Trên đường về Dostoïevsky lảo đảo,
bước không vững, tự hỏi: Có thể nào tài của mình lớn như vậy ư?
Bản thảo truyền tay các nhà văn, ai cũng khen là một “tài hoa chớm nở”,
ngay Tourguéniev cũng thích, và Dostoïevsky được các giới trí thức, quý
phái Saint Péterbourg tiếp đón nồng nhiệt. Cổ nhân nói nhỏ tuổi mà đỗ cao
là bất hạnh. Nhỏ tuổi mà nổi danh bất hạnh càng lớn. Càng được nhiều
người khen, Dostoïevsky càng sinh ra tự đắc, lố lăng, làm cho người xung
quanh không chịu nổi. Truyện Những kẻ đáng thương xuất bản rồi, ông viết
truyện Hai mặt (Le double), chủ trương rằng mỗi con người có phần thiện
và phần ác và hai phần đó luôn luôn xung đột nhau. Tác phẩm đó cũng như
tiểu thuyết Người thuê phòng (Le logeuse) đều bị chê là kém và những
người trước ngưỡng mộ ông lần lần xa ông .