GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 14

khác nữa.

Họ ngơ ngác hỏi nhau:

- Ủa, người ta đem bắn chúng mình chăng?

- Có lý nào? Tội gì mà bắn?

Một lát sau, một vị linh mục tới để làm lễ thánh thể. Họ không nghi ngờ gì
nữa, la lên: “Tôi không đáng tội chết”. Trước sự bất công tàn nhẫn đó họ
không còn biết sợ, chỉ phẫn uất và tự cho mình là những người tuẫn đạo.
Dostoïevsky từ biệt bạn bè, nhìn vũ trụ lần cuối cùng, bỗng thấy một người
phất một chiếc khăn, phi ngựa tới truyền lệnh ân xá, đổi tội tử hình ra tội đi
đày. Phút đầu, tội nhân thấy sướng như cuồng, ôm nhau nhảy; nhưng rồi
nghĩ lại, biết đó chỉ là một màn hài kịch mà Nga Hoàng đã sắp đặt rất vụng
để tỏ ra ta đây đại lượng, thì họ chỉ có thái độ khinh bỉ.

Trở về khám, Dostoïevsky viết thư cho anh là Michel: “Em bị đày bốn
năm, anh ạ; em không thất vọng đâu. Ở đâu, đời sống cũng là đời sống, nó
ở trong bản thân ta chứ không phải ở thế giới xung quanh ta. Ở nơi tù đày
thì ở bên cạnh em cũng sẽ có những con người và làm một con người ở
giữa đám người, giữ được hoài như vậy dù hoàn cảnh ra sao thì ra, không
nản chí bỏ cuộc; đó, đời là vậy, chân ý nghĩa của cuộc đời là vậy. Em đã
lĩnh hội được rồi”.

Đêm giáng sinh năm đó, ông lên đường đi Sibérie. Tới Tobolsk, ông được
thấy tâm hồn hy sinh của phụ nữ Nga. Họ là vợ con của những nhà “Cách
mạng tháng chạp”, bỏ nhà cửa, quê hương, theo chồng cha tới nơi xa xôi
này để săn sóc, an ủi người thân. Hàng trăm gia đình toàn đàn bà sống đoàn
kết với nhau như một nhà, chia tất cả các gian lao với nhau, và mỗi khi có
một đoàn tội nhân tới, thì họ đón tiếp niềm nở. Dostoïevsky được họ tặng
một cuốn Phúc âm, rồi tiễn chân một khúc đường. Khi từ biệt họ, ông bùi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.