Thổ đi trước bốn cường quốc châu Âu tức Anh, Pháp, Đức, Ý, mà chính
Thổ là nước trước kia buôn lậu nha phiến nhiều nhất. Sau cùng, năm
1953
, khi vạn quốc họp lại ở Genève để quyết định thì có 28 phiếu
thuận, 27 phiếu nghịch. Như vậy là nhờ lá phiếu của Thổ mà công việc bài
trừ nha phiến mới thực hành được. Tôi không biết lần đó Pháp có bỏ phiếu
thuận không, nhưng tôi nhớ rõ ràng năm 1948 hay 1949, khi quân Pháp tái
xâm lăng nước ta, thì nha phiến vẫn được bán công khai ở Sài Gòn. Nói gì
đến cái thời từ 1932 đến 1945, thuế nha phiến là một nguồn lợi lớn của
chính phủ thực dân mà những cuốn như Tàn đèn dầu lạc của Nguyễn Tuân
bán chạy hơn Mười điều tâm niệm của Hoàng Đạo.
*
* *
Mustapha Kémal thực hiện được những cải cách lớn nhờ ông chân thành
yêu nước, óc sáng suốt và chí cương quyết. Bẩm tính ông độc tài. Mới đầu
ông còn biết tham khảo ý kiến của người khác, chẳng hạn như lập Quốc
dân đảng, ông viết thơ nhờ các nhân sĩ, các người có danh vọng lập chương
trình cho đảng. Nhưng từ khi ông nắm quyền, vừa làm chủ tịch Quốc dân
đảng, vừa làm Tổng thống nước Cộng hoà Thổ, thì ông cũng như đa số các
chính khách khác, say quyền mà quyết tâm diệt phe đối lập, thành thử
chính thể dân chủ của Thổ hữu danh mà vô thực. Chỉ những người của
đảng mới được bầu vào Quốc hội, nói là bầu chứ kỳ thực là do ông chỉ định
trước. Rồi Quốc hội lại bầu Tổng thống thì Tổng thống tất phải là ông chứ
còn ai vào đó? “Thế là vòng tròn đã khép, khép kín… Ông nắm quyền bằng
cả hai đầu: đầu dưới, vì đích thân ông lựa ứng viên vào Quốc hội, đầu trên,
vì ông có quyền rất lớn của Tổng thống”
Ngày mùng 8 tháng 8 năm 1926, giữa Quốc hội, ông mãn nguyện tuyên bố:
“Tôi đã chinh phục được quân đội, tôi đã chinh phục được quyền hành, tôi
đã chinh phục được xứ sở”. Rồi ông la lên: “Tôi có quyền chinh phục dân
tộc tôi chớ”. Tất nhiên là ông có quyền đó rồi! Điều đáng hỏi là: ông có