GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 146

nào tôi nhường. Nhưng tôi sẽ vui vẻ trao quyền lại các ông nếu các ông
muốn, vì tôi tuyệt nhiên không muốn cai trị một dân tộc không thích cho tôi
làm vua của họ... Các ông quyết định đi”.

Ngạc nhiên vì những lời đó - từ xưa tới nay có ông vua nào lại nói với thần
dân như vậy đâu - quần chúng đứng im phăng phắc rồi bỗng nhiên muôn
miệng như một, họ hoan hô Ibn Séoud, yêu cầu Ibn Séoud giữ quyền bính.

Ông đưa tay ra hiệu cho họ im, nghe ông nói tiếp:

“Vậy các ông giao cho tôi trách nhiệm cai trị các ông. Nếu tôi làm điều
phải thì các ông giúp tôi. Nếu tôi làm điều trái thì các ông uốn nắn lại cho
tôi. Nói sự thực ra cho nhà cầm quyền thấy là tỏ lòng siêng năng và tận
tâm. Giấu sự thực là phản bội... Nếu tôi làm trái luật Chúa và luật đấng
Tiên tri

[10]

thì tôi không có quyền bắt thần dân vâng lời tôi nữa... Vậy có

ai muôn trách tôi điều gì, muốn phàn nàn điều gì, hoặc thấy bị thương tổn
về quyền lợi, thì cứ thẳng thắn cho tôi hay... Tôi sẽ ra lệnh cho các ông
thẩm phán lấy công tâm mà xét. Nếu tôi có lỗi thì các ông thẩm phán cứ lấy
phép công mà xử tôi, như xử một người dân thường... Lại cho tôi biết có
điều gì phàn nàn về các ông Thống đốc không. Nếu các ông ấy làm bậy thì
tôi chịu trách nhiệm vì chính tôi đã bổ nhiệm họ... Cứ nói thực đi, đừng sợ
ai hết.”

Tôi có thể chắc chắn rằng Ibn Séoud không hề biết Tứ thiNgũ kinh của
đạo Khổng; nhưng đọc lời bá cáo đó tôi nhớ lời bá cáo của vua Thang chép
trong Thượng thư:

“Kỳ nhĩ vạn phương hữu tội tại dư bất nhân; dư nhất nhân hữu tội, vô dĩ
nhĩ vạn phương”.
(Muôn phương các người có tội là tại một mình ta; một
mình ta có tội, không việc gì đến muôn phương các người).

Ý nghĩa phảng phất như nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.