mới qua giai đoạn kỹ nghệ. Vì vậy, từ khi mới khôi phục được giang sơn,
Ibn Séous đã lập ngay những khu đồn điền. Nhưng những khu đó chỉ phát
triển tới một lúc nào thôi vì thiếu nước. Mà nước kiếm ở đâu bây giờ? Cả
xứ không có một con sông lớn, suốt năm chỉ mưa xuống có bảy phân nước.
Chỉ còn mỗi một cách là đào giếng trong sa mạc.
Từ xưa dân bản xứ vẫn truyền khẩu những chuyện có vẻ hoang đường. Họ
kể rằng có một thời xa xăm nào đó xứ Ả Rập không khô cháy như ngày
nay, trái lại cây cỏ khắp nơi xanh tốt, rừng rú âm u
. Họ lại tin rằng
những giếng nước cách nhau hàng trăm cây số nhưng vẫn thông ngầm với
nhau ở dưới đất; họ cam đoan rằng có lần liệng một cái chén bằng gỗ
xuống một cái giếng, ít lâu sau thấy chén đó hiện lên ở mặt nước trong một
cái giếng cách nơi đó hai trăm cây số. Họ còn bảo nhìn mức nước trong
giếng lên cao, họ biết chắc rằng ở một miền xa nào đó đã mưa lớn. Ở bờ
vịnh Ba Tư, những người mò trai gặp những luồng nước ngọt ở đáy biển,
dưới lớp nước mặn.
Ibn Séoud không cho những chuyện đó là hoang đường. Ông ngờ rằng dưới
lớp cát có nhiều dòng nước, hễ đào lên tất gặp. Ông mời các nhà chuyên
môn Mỹ tới tìm nước cho ông, và họ tìm thấy rất nhiều nước ở dưới cát, cả
trong những vùng khô khan nhất. Họ nhận xét rằng dân Ả Rập như có một
giác quan thứ sáu, đoán chỗ nào có nước thì quả nhiên chỗ đó có nước
Một lần họ đào tại Ryhad một cái giếng sâu 120 thước, rộng 30 thước, gặp
một dòng nước lớn. Ibn Séoud hay tin lại coi, đứng trên miệng giếng ngó
mặt nước lấp lánh ở dưới sâu một hồi, khi ngửng mặt lên, nước mắt chảy
ròng ròng. Nhà vua thích quá, vỗ vai viên kỹ sư, bảo:
- Ông Edwards, ông đã làm được một phép mầu. Ở đây với tôi mười lăm
năm nữa và chúng ta sẽ biến đổi địa ngục này thành thiên đường.
Từ đó, khắp nơi, toàn dân hăng hái tiếp tay sửa lại những giếng cũ, khai