sao ông lại chọn lựa một công ty nhỏ nhất, ông đáp:
- Công ty đó là công ty Mỹ. Công ty Mỹ không bị chính phủ Mỹ chi phối
mạnh mẽ, vả lại Mỹ ở xa ta, ít dòm ngó ta; lẽ nữa là người Mỹ đã giúp ta
được nhiều việc như đào giếng, cải thiện nông nghiệp.
Bạn bảo là khôn ư? Không, dại đấy. Ông chưa biết những mánh khoé của
bọn kinh doanh Anh, nên đã đi sái một nước cờ.
Anh bị hất cẳng, đổ quạu, tìm cách phá. Thời đó các công ty Anh làm chúa
tể trên khu vực từ Ba Tư tới Ai Cập. Hầu hết các mỏ dầu lửa lớn là về họ.
Họ muốn làm mưa làm gió gì thì làm. Lịch sử cạnh tranh về dầu lửa ở Tây
Á
trong nửa thế kỷ nay, giá chép kỹ lại thì hàng ngàn trang vẫn chưa
đủ. Những bậc thông minh nhất trong giới kinh tài, chính khách, luật gia
của mọi cường quốc đấu trí với nhau kịch liệt, tìm mọi cách để hất cẳng
nhau, ngầm phá nhau, nay kết liên rồi mai phản bội, thôi thì đủ mánh khoé
trâng tráo nhất, tài tình nhất, chúng ta không thể nào tưởng tượng nổi. Tôi
chỉ xin tóm tắt trong ít hàng vụ Gulf Oil thôi.
Tôi đã nói Ibn Séoud đi lỡ một nước cờ; ông không ngờ bị người Anh phá,
viện những hiệp ước này nọ ký với Pháp, Thổ, Ba Tư, Đức, Hòa Lan... để
yêu cầu công ty Gulf Oil đừng đào thêm giếng nào nữa, nếu không có sự
thỏa thuận của công ty quốc tế dầu lửa, và nếu không nghe lời thì chết,
chịu, vì tất cả các công ty kia sẽ phá giá, ngăn cản trong việc chở chuyên.
Ibn Séoud có ngờ đâu Anh muốn giữ độc quyền dầu lửa ở miền Tây Á và
thành trì của họ kiên cố đến thế.
Chú chích choè Gulf Oil đành chịu thua, bán lại quyền khai thác cho công
ty Mỹ Bahrein Oil, mà công ty này chỉ là chi nhánh của công ty khổng lồ
Standard Oil ở Californie. Bán với giá rẻ mạt : năm vạn Mỹ kim. Trong
lịch sử hiện đại chưa có vụ nào mà hời cho người mua như vậy. Công ty
Standard Oil lại hợp tác với công ty Texas Oil cũng của Mỹ, thành công ty