GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 181


Mối tình đầu hồi 15, 16 tuổi quả là khó quên được.

*
* *

Hai người lại Lisbonne, Séville, Cadix, Gibraltar, rồi qua Ý, Albanie, sau
cùng Hi Lạp. Hobhouse có mục đích khảo cổ, Byron thì tìm hứng để làm
thơ.

Tới Hi Lạp, lòng chàng tưng bừng như được về thăm quê hương thứ nhì
của chàng. Từ hồi nhỏ, nhờ đọc các thi sĩ và sử gia, chàng đã yêu xứ đó.
Trời xanh, biển cũng xanh, không khí nhẹ nhàng và rực rỡ, biết bao di tích
làm cho lòng chàng rung động một niềm hoài cổ. Nhưng thấy cảnh tủi
nhục, nghèo khổ của dân Athène dưới sự đàn áp của người Thổ, lòng chàng
phẫn uất, và trong bản thảo tập thơ Childe Harold

[1]

mà chàng bắt đầu viết

từ khi du lịch ở Ý, chàng hô hào dân Hi Lạp nổi dậy, chống bọn xâm lăng:

Xứ Hi Lạp đẹp đẽ kia, xưa vinh quang như vậy, mà nay chỉ còn những di
tích thê thảm.
Xứ Hi Lạp tuy đã chết rồi mà vẫn bất tử kia; tuy đã ngã gục mà vẫn còn vĩ
đại,
Ai sẽ cầm đầu những người dân phiêu tán,
Mà giải thoát cho Hi Lạp khỏi cảnh nô lệ chịu đã quá lâu?

[2]


Một hôm ông gặp một thanh niên Hi Lạp, chàng hỏi tại sao nhẫn nhục chịu
ách của Thổ được. Thanh niên đó nhúng vai đáp: “Biết làm sao được bây
giờ!”. Chàng bất bình, mắng: “Tinh thần nô lệ! Không đáng mang tên là
người Hi Lạp! Phải nổi dậy chứ chịu bó tay à!”.

Chàng ở lại Athène khá lâu, tới tháng bảy năm 1811 mới trở về Anh. Cuộc
viễn du đó càng làm cho chàng thêm chán đời: đâu đâu chàng cũng thấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.