GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 188

sung sướng biết bao… Không bao giờ em gặp được người nào như chị…”.
Rồi cuối thư: “Dù sao, tiếng nói và lòng của anh vẫn luôn thuộc về em”.
Nhưng lạ thay, không một bức nào có hồi âm.

Khi Shelley và Clair Clairmont trở về Anh, Byron ở lại, đi chơi núi Alpes,
viết bi kịch Menfred, một kịch nổi danh mà nhân vật chính phảng phất như
Faust của Goethe, rồi qua Genève ở. Mối tình chàng với Claire Clairmont
dứt hẳn. Chàng có một đứa con riêng với ả, đặt tên là Biron nhưng nó chết
từ hồi nhỏ.

Vẫn không có tin tức gì của Augusta: Augusta bị xã hội chê trách quá, nghe
lời Annabella thuyết phục, nên hối hận, không liên lạc nữa.

Chàng cô độc ở Venise, Byron lại càng truỵ lạc, sống chung với một mụ
chủ quán, Sageti. Không khí ở Venise rất thích hợp với những cuộc tình
duyên lãng mạn: cảnh trăng, cảnh nước, tiếng hát của bọn chèo đò, và
những tửu quán cất ngay bên bờ nước, quyến rũ biết bao; Byron tha hồ
hưởng lạc, không sợ ai chê cười – vì ở xứ lạ, ai biết chàng đâu – mà cũng
không sợ thiếu nợ vì đời sống ở đây rất rẻ. Chàng viết thêm bi kịch Cain
mà nội dung hiện rõ trong nhan đề, và tập thơ Don Juan mà các nhà phê
bình cho là tác phẩm tiêu biểu của chàng: lời không chuốt, nhưng nhẹ
nhàng, châm biếm, gần Candite của Voltaire hơn là gần Faust của Goethe,
mặc dầu lãng mạn, đa cảm hơn Candite.

Chàng thu xếp bán gia sản ở bên nội ở Newstead được 90.000 Anh bảng
(khoảng vài triệu đồng quan mới ngày nay) và bỗng thành một đại phú gia
bên Ý. Hồi đó chàng mới khoảng ba chục tuổi mà tóc đã có nhiều sợi bạc,
nước da vàng tái, má xệ xuống.

Một hôm nguời ta giới thiệu với chàng nữ bá tước Teresa Guiccioli, một
thiếu phu rất đẹp mới 16, 17 tuổi mà phải làm bạn với một ông già lục tuần.
Hai người mến nhau liền và chàng đóng vai cavalier servant, đúng với mốt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.