Phong trào cách mạng ở Ý bị nhà vua đàn áp mà thất bại. Gia đình Teresa
bị đày
, Byron bị chính quyền Ý ghét, đi theo Teresa, không phải vì
thích là cavalier servant như trước mà vì không biết đi đâu bây giờ. Ở Anh,
mọi nguời ghét chàng và không nhắc tới chàng nữa. Augusta vẫn bặt vô âm
tín, Annabella cũng không cho chàng biết tin tức của con; thôi thì đành coi
gia đình Teresa là gia đình của mình, mặc dù sống chung như vậy quả là
khó coi.
Vừa may chàng có một lối thoát, một hoạt động để say mê. Sau bốn thế kỉ
mang cái ách của Thổ Nhĩ Kỳ, bị bốc lột đến tận xương tuỷ (thuế má nặng
nề, kinh tế vào cả tay ngoại quốc), dân tộc Hi Lạp mấy lần nổi dậy đều bị
tàn sát ghê gớm và đến thế kỉ XVIII, đã như thiêm thiếp ngủ. Nhưng những
tư tưởng cách mạng của Pháp đã tràn khắp châu Âu, đem lại một luồng
không khi mới cho các dân tộc bị áp bức: Ý, Ba Lan và Hi Lạp, đâu đâu
dân chúng cũng đòi được tự do, không cho nô lệ là một luật thiên nhiên
nữa. Bài quốc ca La Marseillaise của Pháp đã được dịch ra tiếng Hi và
trong nước đã có nhiều hội kín hoạt động.
Mới đầu, người Hi mong rằng Nga sẽ giúp họ vì Nga và Thổ vẫn thù nhau,
mà Nga lại cùng theo một tôn giáo với Hi. Nhưng họ đã vụng suy: Nga
hoàng khi nào lại chịu giúp một cuộc cách mạng có tính cách dân chủ, như
vậy có khác chi xúi nông dân Nga hạ bệ mình không. Cho nên dù ghét Thổ,
Nga vẫn làm ngơ, không tiếp tay được Hi được chút gì cả. Áo và Anh cũng
không giúp Hi Lạp, muốn Thổ tồn tại, về phe mình để chống lại Nga, con
gấu phương Bắc. Nếu Thổ yếu đi, Nga sẽ xâu xé Thổ, chiếm được cửa ngõ
của Hắc Hải là Constantinople do Thổ canh gác, và hạm đội Nga sẽ tung
hoành trong Địa Trung Hải mà con đường của Anh qua Ấn sẽ lâm nguy.
Rốt cuộc bốn nước trong Thần thánh đồng minh (Sainte Alliance), tức Nga,
Anh, Áo, Phổ, đều muốn làm trọn cái “Thiên chức đem lại hoà bình cho
châu Âu mà Thượng đế giao phó”, nên đồng minh làm ngơ để “mặc cho
đám cháy tự tàn ở Hi Lạp”. Pháp lúc đó mới thua Nga, Anh, Áo, phải phục