tùng Thần thánh đồng minh nên không dám lên tiếng. Vậy Hi Lạp chỉ trông
vào sức mình mà thôi.
Đám cháy đó âm ỷ hoài không chịu tàn. Ngày 25 tháng 3 năm 1821,
Germanos, một vị anh hùng Hi Lạp phất hồng kỳ tuyên bố độc lập. Thổ tàn
sát ghê gớm. Nhiều vị thảo dã anh hùng khác như Colocotrinos, Canaris,
Odysseus, nổi dậy ở những nơi khác, phá tan được hạm đội Thổ, chiếm
được vài miền. Một vị hoàng thân Ý, Mavrocordato, tự nguyện qua giúp
Hy Lạp để dự việc chỉ huy khởi nghĩa, và chiến tranh kéo dài hoài.
Khi Mavrocordato xuống tàu qua Hi (1822), Byron bảo với bạn bè: “Tôi
cũng sẽ trở qua Hi Lạp và chắc là tôi sẽ chết ở đó”. Và tháng bảy năm sau
ông đi thật.
Ông vốn là một người hoạt động – ta còn nhớ gia đình ông vẫn theo nghề
võ, hồi nhỏ ông đã ao ước lập được nhiều chiến công rực rỡ, rất ưa cỡi
ngựa, đấu gươm – ông lại tôn trọng tư do, lần trước qua chơi Hi Lạp đã
khuyên thanh niên Hi nổi loạn, mà hiện thời ông đương điều khiển tờ
Libéral, một cơ quan chiến đấu cho tự do. Ông nhiều lần tuyên bố không
coi sự nghiệp văn chương là đáng kể, và nếu Trời cho ông sống được mười
năm nữa thì ông sẽ làm một việc lạ lùng cho mà coi. Thì cơ hội tới rồi đây,
rất thuận lợi cho ông: ông sẽ qua Hi Lạp cởi cái tròng của Thổ, vẫy vùng
cho thoã chí, rồi dù sống dù chết thì cũng được tiếng là anh hùng mà đời
mới khỏi vô vị. Tháng 5 năm 1823, ông tiếp xúc với Uỷ ban Hi Lạp ở Luân
Đôn, tình nguyện trút cả gia sản để đóng tàu, mua khí giới, thuốc men qua
giúp Hi Lạp.
Khi mọi việc thu xếp xong, ông từ biệt Teresa
, tặng số vốn sáng lập tờ
Libéral cho bạn bè, rồi xuống tàu Hercule để qua Hi Lạp.
Tàu ngừng lại ở Livourne và ông hân hạnh nhận được mấy câu thơ tán
thưởng mà Goethe gởi cho ông. Vậy là cả châu Âu đã theo dõi hành động