GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 23

một chút hạnh phúc, được an ủi một chút… rồi tình cờ gặp một thiếu nữ,
thông minh, nhu mì, đa cảm. Vấn đề tâm lý ở chỗ này: thiếu nữ đó có thể
thành thực yêu hoạ sĩ đó được không? Một hoạ sĩ có tài… Thí dụ hoạ sĩ đó
là tôi đi, còn thiếu nữ đó là cô đi, và tôi… thú thực lòng tôi với cô, thì…

- Thì em sẽ trả lời rằng: Em yêu ông, sẽ yêu ông suốt đời.

Đúng là một trang tiểu thuyết. Song thân cô Anna trọng tài Dostoïevsky
bằng lòng gã con, nhưng họ hàng ông thì tỏ ý phản đối, một phần vì tư lợi
(họ sợ tác quyền của ông sẽ về tay người khác), một phần vì ngại cho hạnh
phúc của ông (chồng già, vợ trẻ như vậy thì hoà thuận với nhau sao được).

Ông nhất định theo ý mình: năm sau (1887) làm lễ cưới, và đó là một điều
đáng mừng cho ông. Lạ lùng thật! Hai văn hào bậc nhất Nga, Tolstoi và
Dostoïevsky đều có những bà vợ rất trẻ, các bà không hiểu gì nhiều về văn
chương nghệ thuật, nhưng đều giúp chồng được nhiều trong cuộc sáng tác,
bà Tolstoi thì chép lại bảy lần bộ Chiến tranh và Hoà bình còn bà
Dostoïevsky thì suốt mười mấy năm, đánh máy tác phẩm cho chồng, cả hai
đều có óc thực tế, biết tính toán, trong nom việc nhà. Nhưng Tolstoi khổ vì
vợ thì trái lại Dostoïevsky làm cho vợ khổ.

Cô Anna nhà chỉ khá giả chứ không giàu. Mới cưới xong cô phải xin cha
mẹ một số tiền để trả bớt nợ cho chồng. Nhưng con nợ nhiều quá, ngày nào
cũng tới thúc, ông lại tính tới việc đi du lịch ngoại quốc để trốn nợ.

*
* *

Hai ông bà xa quê lần này tới bốn năm. Tới Berlin, Dresde, rồi Dostoïevsky
lại sa vào sòng bạc.

Stéfan Zweig bảo ông đánh bạc không phải vì tham tiền, mà vì muốn tìm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.