GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 29

nhận hắn làm con nhưng cả nhà chỉ coi hắn như một tên đầy tớ. Hắn rất
ngưỡng mộ Ivan.

Cha và hai người con là Dimitri và Ivan cùng mê một thiếu nữ tên là
Grouschenka, tranh nhau vì nàng, gây ra biết bao nhiêu chuyện bỉ ổi. Sau
Smerdiakov giết cha, tưởng như vậy là làm vừa lòng Ivan, vì hắn ngờ rằng
Ivan muốn thế mà không dám thi hành. Rốt cuộc Dimitri bị nghi ngờ và kết
tội: đi đày Sibérie. Ivan biết Dimitri vô tôi nhưng làm ngơ. Dimitri nhẫn
nhục chịu, vì chàng muốn chuộc cái tội mà đã có lần chàng mong cha chết.

Và đây, luân lý của truyện mà ông mượn lời một nhân vật để phô diễn:

“Anh nên tin rằng Thượng đế yêu anh tới cái mức anh không tưởng tượng
nổi. Người yêu anh trong tội lỗi của anh và với tội của anh. Mà anh có lòng
yêu là đủ cho anh thuộc về Thượng đế rồi. Lòng yêu chuộc được hết thảy,
cứu được hết thảy”. Tóm lại chúng ta phải tin ở Thượng đế, phải nhận tội
và phải yêu. Trong tác phẩm này cũng như trong tác phẩm trước, luôn luôn
ông muốn gởi trong lòng độc giả hình ảnh của Thượng đế, “muốn tìm một
giải pháp thần linh cho cái kiếp con người”.

Tư tưởng chẳng có gì sâu sắc; tác phẩm chỉ bất hủ nhờ nghệ thuật.

Ba anh em Karamazov điển hình cho ba hạng người. Dimitri điển hình cho
hạng người bình dị, không thắc mắc suy nghĩ gì về lẽ sống cả, không có
mục đích, một nhân sinh quan gì, cứ việc để cho bản năng và dục vọng lôi
cuốn. Họ là phần đông, không tốt hẳn, không xấu hẳn. Ivan điển hình cho
hạng người có học, biết suy nghĩ, nhưng dục vọng cũng mạnh, thấy những
bất bình trong xã hội muốn cải tổ lại xã hội bằng cách lập ra một hệ thống
mới, một trật tự mới, rút bớt tự do cá nhân đi mà bắt mỗi người vào trong
khuôn khổ đã định (ông chống chủ nghĩa xã hội ở chỗ đó). Sau cùng Alexis
điển hình cho hạng hiền triết, hạng thánh, chỉ muốn lấy lòng nhân mà cảm
hoá con người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.