thiên hạ nữa, mài cho nó bén để chiến đấu cho xứ sở, cho nhân loại.
*
* *
Năm 1729 ông được ân xá về Paris. Một nhà xuất bản giảo quyệt, đọc bản
chép tay tập Những bức thư về dân tộc Anh, không xin phép tác giả, cho in
bừa rồi tung ra thị trường làm cho mọi người, kể của tác giả phải ngạc
nhiên. Chính quyền ra lệnh tịch thu và thiêu huỷ trước đám đông, coi đó là
cuốn “trái với tôn giáo, với luân lý mà khinh mạn chính phủ”. Có người
cho Voltaire hay rằng ông sẽ bị nhốt khám. Ông nghĩ đào tẩu sẽ là thượng
sách và ông dẫn theo một thiếu phụ còn đương xuân mới hai mươi tám tuổi
– hầu tước phu nhân Du Châtelet – mà ông chồng thì đã sắp về già, ngoài
bốn chục tuổi. Chúng ta cho hành động của chàng chẳng đẹp chút nào,
nhưng phái thượng lưu Pháp thời đó lại cho là “phong nhã”, là “đúng mốt”,
cho nên chẳng ai chê ông mà chính ông chồng mất vợ cũng không lấy thế
làm phiền. Ta phải nhận rằng phu nhân Du Châtelet rất đáng là bạn tình của
một triết gia: học toán với Maupertuis, dịch tập Quy tắc
của Newton,
sau lại được giải thưởng của Hàn lâm viện Pháp về môn vật lý.
Cặp tình nhân đó dắt nhau về ở một lâu đài của bà Du Châtelet tại Cirey
(miền Lorraine) trong mười năm
, từ 1733 đến 1743. Họ lập một phòng
thí nghiệm, ganh đua nhau nghiên cứu khoa học. Khách khứa tới rất đông.
Buổi tối người ta diễn kịch hoặc bình văn. Ai cũng thích nghe tài kể truyện
của Voltaire: “Cười và làm cho người khác cười”, đó là châm ngôn của
ông. Chính trong thời đó ông viết những truyện nổi danh như Zadig,
Micromégas…
Truyện có giá trị nhất là Zadig. Tác phẩm đó không phải là tiểu thuyết mà
là một truyện triết lý.
Zadig là một hiền triết học rộng nhưng gặp toàn những bước rủi, đi khắp