GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 65


*
* *

Cũng trong thời ở Cirey, ông thường thư từ với hoàng tử nước Phổ. Hoàng
tử ngưỡng mộ ông, khen ông là “vĩ nhân bực nhất của Pháp”, mà ta nên
nhớ thời đó nước Pháp được coi là nước văn minh nhất châu Âu – tất cả các
nhà trí thức châu Âu đều nói tiếng Pháp như nói tiếng mẹ đẻ của họ, mà
phần nhiều các nhà bác học châu Âu đều soạn sách bằng tiếng Pháp – vậy
“vĩ nhân bực nhất của Pháp” cũng có nghĩa là vĩ nhân bực nhất châu Âu.
Hoàng tử lại còn khoe “Tôi cho rằng một cái vinh dự lớn nhất trong thời tôi
là được sanh làm người đồng thời với Voltarie”. Hai bên thư từ với nhau rất
nhiều và Voltaire hy vọng rằng khi hoàng tử lên ngôi thì sẽ thành một ông
vua hiền triết, sẽ mở một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên “ánh sáng” mà mình
thì được đóng cái vai vừa là thầy học vừa là cố vấn tối cao của một minh
quân. Ông sung sướng biết bao khi hoàng tử gởi cho ông một bài thơ chê
cái thói bợ đỡ của bọn nịnh thần và một bài phản đối Michiavali

[6]

để

hùng hồn mạt sát thói hay gây chiến tranh của các nhà cầm quyền. Nhưng
chỉ vài tháng sau, khi hoàng tử lên ngôi, tức vua Frédéric

[7]

, thì nhà vua

“hiền triết” đó xua quân chiếm xứ Silésie làm cho khắp châu Âu đổ máu
suốt một thế hệ.

*
* *

Ở Cirey lâu quá cũng chán, Voltaire lại về Paris – tất nhiên có phu nhân Du
Châtelet đi theo – lại sống đời sống phù phiếm. Ông muốn ứng cử vào Hàn
lâm viện, nên chịu khó chiều đời, tỏ ra rất ngoan đạo, nịnh nọt các nhà
quyền thế, có khi nói dối một cách trân tráo, y như những kẻ tầm thường
nhất. Mới hay các bực vĩ nhân cũng rất có thể bị dấu son đỏ choét nó mê
hoặc; chứ cái danh Ông Hàn so sao được với cái danh đệ nhất văn hào châu
Âu! Nhờ bà Pompadour, một thiên quốc sắc, sủng phi của vua Louis XV,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.