GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 74


Diderot và D’Alembert nhờ Voltaire viết vài mục. Ông viết xong, được cả
bọn hoan nghênh, tôn ông như anh cả. Sau vì nhiều trở ngại, ông tách riêng
ra, soạn một mình bộ Tự điển triết lý, đem hết bầu nhiệt huyết để khảo biện
mọi vấn đề. Bộ đó thành một tác phẩm cổ điển: bài nào cũng sáng sủa, gọn
gàng và hóm hỉnh.

Tư tưởng của ông trong bộ đó không có gì là độc đáo mà cũng không quá
khích như Diderot. Có lẽ vì vậy ông tách ra khỏi nhóm Bách Khoa. Ông là
một người hoạt động, không có thì giờ phối hợp thành một hệ thống. Mà có
lẽ ông cũng không thích như vậy. Về già chắc ông thấy sở đoản đó, tự xét
mình một cách quá nhũn: “Văn tôi hơi sáng sủa, tôi như những dòng suối
nhỏ, trong vì không sâu”.

Về huyền học, ông yên lòng ngừng lại ở câu: “Chúng ta biết gì đâu?” của
Montaigne, nghĩa là chỉ nghi ngờ hoàn toàn chứ không chịu tìm tòi thêm.
Ông nhận là có Trời, có linh hồn, nhưng lòng tin của ông hình như không
mạnh mà lại có tính cách thực tế.

Ông tự hỏi: “Theo tôi, mục tiêu quan trọng, lợi ích lớn, không phải biện
luận về huyền học mà là cân nhắc có nên – vì cái lợi ích chung cho những
con người tội nghiệp, khốn khổ, biết suy nghĩ là chúng ta – nhận rằng có
một đứng Thượng đế ban hành thưởng phạt để vừa kìm hãn vừa an ủi
chúng ta, hay là nên phủ nhận ý đó rồi buông xuôi trong tai ách vô hy vọng
và phóng túng trong tội lỗi mà không hối hận”.

Rồi ông tự trả lời: “Nếu không có Trời thì chúng ta phải tạo ra một ông
Trời”. Vậy về điểm đó, ông phản nhóm Diderot, nhưng chỉ phản một cách
yếu ớt rồi bỏ qua. Ông bảo quốc gia phải có một tôn giáo và chính trị độc
lập. Ông thiết tha cầu cho dân được tự do, miễn là đừng hại đến trật tự của
nhà nước. Tóm lại, ta có thể nói tư tưởng của ông rất ôn hoà. Nhưng hành
động của ông rất mạnh. Ông đòi hỏi rất nhiều cải cách cho đời sống của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.