gầy đét đó.
Ông chỉ công kích tinh thần bài xích ngoại đạo chứ không công kích tôn
giáo, ông vẫn nhận có Trời, lại thường cầu nguyện:
“Tôi cầu Thượng đế cho loài người nhớ rằng họ là anh em ruột thịt, cho họ
ghê tởm sự áp chế linh hồn…! Nếu chiến tranh không thể tránh được thì
chúng ta rán đừng oán ghét nhau, đừng phân xẻ nhau trong cảnh thanh
bình”.
“Người theo đạo hữu thần là một người tin chắc rằng có một Đấng tối cao
vừa nhân từ vừa vạn năng sinh ra muôn loài… thấy tội thì phạt mà không
tàn nhẫn, thấy đức thì thưởng một cách quảng đại. Tôn giáo của người đó là
tôn giáo cổ nhất và rộng nhất; vì sự sùng bái một vị Thần xuất hiện trước
tất cả các tín ngưỡng của nhân loại… Huynh đệ người đó ở khắp tứ hải, từ
Bắc kinh tới Cayenne, hễ ai hiền triết thì đều là anh em người đó cả. Người
đó tin rằng tôn giáo không phải là cái phần huyền học khó hiểu, cũng
không phải ở những lễ nghi vô ích, mà ở lòng sùng bái và ở tinh thần công
bằng. Làm thiện, đó là tế tự, thuận Thiên, đó là giáo lý. Tín đồ Hồi giáo rầy
người đó: “Nếu anh không hành hương ở La Mecque thì coi chừng đấy”.
Một thầy tu bảo người đó: “Nếu anh không đi lễ nhà thờ Đức Bà ở Lorette
thì tai hoạ sẽ giáng xuống anh đấy”. Người đó không cần biết Lorette và La
Mecque; nhưng giúp đỡ kẻ nghèo khổ và bênh vực kẻ bị áp bức”.
Chúng ta đọc cuốn Bàn về đức bao dung không thấy gì mới mẻ vì dân tộc
ta từ xưa tới nay vốn không có tinh thần bài xích ngoại đạo; nhưng nếu
chúng ta nhớ lại rằng mười mấy năm trước đây, thánh Gandhi đã tuyệt thực
vì những vụ đổ máu giữa Ấn và Hồi, rồi lại bị một kẻ cuồng tín ám sát
, và nếu chúng ta nghĩ rằng ở khắp thế giới ngày nay, vẫn có những kẻ chủ
trương phải diệt kẻ khác để sống, không chịu cho ai có những quan điểm
khác với quan niệm của mình thì chúng ta sẽ thấy tác phẩm đó của Voltaire
vẫn còn hợp thời, và tuy phần đông chúng ta bây giờ đã biết khoan dung về