GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 78

tôn giáo, mà về nhiều khu vực khác, vẫn còn tinh thần hẹp hòi, cố chấp.

*
* *

Trong thế kỷ XVIII, văn minh phương Đông, nhất là văn minh Trung Hoa
truyền bá khá mạnh vào châu Âu nhờ tác phẩm của các giáo sĩ dòng Tên,
như cuốn Chân tướng Trung Hoa của P. du Halde, cuốn Bút ký về dân tộc
Trung Hoa
của các nhà truyền giáo Âu ở Bắc Kinh. Những tác phẩm đó
được dịch ra tiếng Anh, tiếng Đức và các “triết gia”, tức nhóm Diderot,
Montesqieu, Voltaire…, say mê rồi thán phục văn minh phương Đông.
Montesqieu ca tụng Trung Hoa trong cuốn Vạn pháp tinh lý, Diderot viết
một mục về triết lý Trung Hoa trong bộ Bách khoa tự điển, còn Voltaire thì
thường nhắc tới các hiền triết Trung Hoa trong cuốn Tự điển triết lý, lại
soạn một kịch nhan đề Đứa trẻ mồ côi Trung Hoa. Kịch được diễn nhiều
lần vì đập vào tính hiếu kỳ của quần chúng.

Vậy Voltaire có lẽ đã chịu ảnh hưởng của các triết gia Trung Hoa nhất là
của Khổng Tử. Khi ông chế giễu các nhà lập pháp châu Âu “Bất lực, không
trị nổi vợ con và đầy tớ, các ông ấy khoái chí đặt luật pháp để trị thiên hạ”
thì tôi ngờ rằng ông đã đọc qua thuyết tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của
Khổng học. Rồi câu này của ông nữa: “Khi quần chúng xen vào việc lý
luận thì hỏng hết” cũng phảng phất cái ý của Khổng Tử trong câu: “Thiên
hạ hữu đạo, tắc thứ nhân bất nghị”.

Nhưng đó chỉ là giả thuyết tôi đưa ra thôi; có thể rằng hai triết gia đó
“không hẹn mà gặp nhau”. Có điều chắc chắn là tư tưởng chính trị của
Voltaire có vẻ ôn hoà, bảo thủ, nhân đạo, nhiều chỗ hợp với đạo Khổng, mà
trái hẳn với thuyết của Rousseau.

Chưa muốn cho dân làm chủ vì dân còn ngu muội, nhiều tật, ông chủ
trương chế độ sáng suốt, bắt các vị quân chủ phải có đức như Marc Aurèle,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.