GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 79

phải thực tâm giáo hoá dân, nhưng kém Mạnh Tử ở chỗ không chỉ cho ta
trong trường hợp bị một bạo chúa cai trị thì phải làm sao.

Ông ghét chiến tranh như Mạnh Tử, bảo: “Cái tội nặng nhất là nội chiến,
nhưng không có kẻ gây chiến nào lại không tô điểm cái tội của mình, lấy lẽ
rằng phải bảo vệ sự công bằng”.

Ông cho quan niệm quốc gia là hơi hẹp: “Nghĩ mà buồn, nhiều khi muốn
làm một nhà ái quốc thì lại phải làm kẻ thù của những dân tộc khác…, cầu
cho nước mình hùng cường và cầu cho nước láng giềng suy bại”. Vì có tinh
thần đó cho nên khi Pháp giao chiến với các nước Anh và Phổ ông vẫn can
đảm ca tụng văn chương Anh và Phổ. Ông nói: “Các dân tộc còn chém giết
nhau thì không có lý gì để yêu một dân tộc này hơn một dân tộc khác”.

Cũng vì tinh thần ghét đổ máu đó mà ông không ưa cách mạng, chỉ muốn
cải thiện lần lần xã hội. Về điểm đó ông phản đối Rousseau, người hô hào
dân chúng phải đoàn kết nhau lại trong tinh thần tương thân tương ái mà
huỷ bỏ hết những luật lệ cũ bất công để xây dựng lại một xã hội bình đẳng.
Cũng như Mạnh Tử, Voltaire bảo bất bình đẳng là bản chất của xã hội, hễ
còn cạnh tranh để sinh tồn thì loài người không thể bình đẳng được. Có
bình đẳng chỉ là bình đẳng ở phương diện tự do, phương diện pháp luật:
“Tất cả các người dân không có uy quyền ngang nhau, nhưng hết thảy đều
được tự do như nhau; và điều đó dân tộc Anh nhờ kiên nhẫn mà thực hiện
được. Tự do tức là chỉ tuỳ thuộc pháp luật”.

Khi Rousseau gởi tặng ông một cuốn Luận về nguồn gốc sự bất bình đẳng,
trong đó Rousseau mạt sát văn minh, mạt sát văn học, khoa học và đề nghị
trở về đời sống thiên nhiên như các dân tộc dã man, ông trả lời, giọng cực
kỳ mỉa mai:

“Thưa ông, tôi đã nhận được cuốn sách ông mới viết để mạt sát nhân loại;
tôi xin cảm ơn ông…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.