GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 94


Enver đã trốn qua Đức để khỏi bị Đồng minh trị tội. Mustapha Kémal vô
yết kiến Méhémet VI

[5]

, tưởng nhà vua này còn nghị lực, có tâm hồn hơn

Méhémet V, đề nghị:

- Xin bệ hạ cho lập ngay một nội các mạnh mẽ, có thể thương thuyết ngang
hàng với Đồng minh. Diệt hết mặc cảm rằng mình là kẻ chiến bại đi. Phải
hô hào quốc dân can đảm lên. Xin bệ hạ nghe tôi. Tôi đã suy nghĩ kỹ rồi.
Bệ hạ giao cho tôi ghế Thượng thư bộ Binh và cho tôi quyền hành, tôi sẽ
cứu được nước.

Méhémet VI biết rõ tài ông, sợ ông sẽ lật ngai vàng nếu giao cả quyền hành
cho ông, nên chỉ ừ hử, rồi ít lâu sau phong ông chức Khâm sai đại thần ở
miền Bắc kiêm Thống đốc các tỉnh miền Đông, chủ yếu đưa ông ra miền
biên giới, xa hẳn kinh đô, không ngờ như vậy là tạo cho ông hai điều kiện
rất tốt để làm cách mạng, tức địa hoà và nhân hoà, vì những miền đó quân
đội chiếm đóng của Anh, Pháp, Ý chưa tới, ông có thể dụng võ được mà
dân chúng cảm phục ông đã đánh thắng Anh Pháp ở Dardanelles. Ông nắm
lấy ngay cơ hội đầu tiên là dự bị, đợi cơ hội nữa đem lại cho ông điều kiện
thứ ba – tức thiên thời – để hoạt động.

Ông đã có chủ kiến: vua Méhémet VI nhu nhược mà cố bám lấy địa vị,
không thể trông cậy gì được ở triều đình nữa. Ông sẽ chống lại Hoàng gia,
đồng thời chống với ngoại quốc. Chống với ngoại quốc thì phải dùng võ
lực, chống với Hoàng gia thì phải dùng chính trị. Muốn vậy phải dựa vào
dân chúng, phải gây một niềm tin tưởng mãnh liệt trong quần chúng, nhắc
lại những thời oanh liệt của đế quốc Thổ mà gợi lòng ái quốc của đồng bào.
Ta thử tưởng tượng tình thế của Thổ lúc đó, một nước chiến bại, nghèo khổ,
sắp bị chia xẻ, mới thấy sứ mạng của ông nặng nhọc, khó khăn ra sao.

Khi đã hô hào quần chúng theo ông, ông đánh điện về triều xin từ chức, rồi
họp hội nghị Erzeroum và ở Sivas. Đại biểu các nơi nghe tiếng gọi của ông,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.