GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 97

khí giới cho bọn “phiến loạn” thì họ thấy chán nản quá chừng. Mới qua
khỏi cái nạn đại chiến, Anh, Pháp, Ý đều mệt mỏi, kiệt sức như những con
bệnh mất máu nặng, nay phải theo đuổi với một chiến tranh với Thổ và Nga
thì chắc gì đã thắng nổi, mà dư luận quần chúng sẽ phản đối, địa vị của họ
sẽ lung lay mất. Cho nên Anh, theo chính sách ích kỷ cổ truyền, lảng ra
trước, Pháp, Ý cũng lảng theo. Nhưng lảng thì mất thể diện. May sao, Hi
Lạp nhảy ra tình nguyện diệt Thổ. Quân đội Hi Lạp chưa giải ngũ, còn
được 200.000 người mà lại ở ngay đối diện với Thổ. Cơ hội tốt quá. Hai
bên thương lượng với nhau: hễ Hi Lạp tấn công ngay thì khi thành công,
muốn gì sẽ được nấy. Hi Lạp mừng rơn: mấy chục năm nay vẫn đợi cơ hội
trả thù Thổ, nay được Anh, Pháp, Ý giúp sức thì quả là cờ đã đến tay,
không ngờ ba cường quốc đó chẳng giúp được chút gì, chỉ đứng ngoài ngó,
mà dân tộc Thổ thấu cái tâm lý hèn của Anh, Pháp, Ý, càng phấn, hăng hái
chiến đấu, quyết tâm không chịu cái nhục thua Hi Lạp, dân tộc mà mới thế
kỷ trước, còn phải phục tòng họ.

Mustapha Kémal phái Ismet Pacha tấn công Hi Lạp ở phía Tây. Lực lượng
Hi Lạp gấp đôi lực lượng Thổ, vậy mà nhờ lòng can đảm của quân cách
mạng, nhờ tài điều khiển của Ismet, đầu năm 1921, Thổ thắng được hai trận
lớn ở Ineunu.

Được tin đó, Mustapha viết thư khen Ismet:

“Trong lịch sử thế giới, hiếm thất những nhà cầm quân mà sứ mạng nặng
nề như sứ mạng của ông trong những trận Ineunu (…), ông không những
thắng kẻ thù mà còn cứu được quốc gia nữa. Hôm nay toàn quốc, kể cả
những miền đau đớn còn bị chiếm đóng, ăn mừng sự thắng trận của ông
(…)”.

Sau trận đó, Thổ còn thắng một trận nữa, ở bên bờ sông Sakaraya.
Mustapha đã chỉ huy và cứu kinh đô Angora khỏi lâm nguy, nên được mỹ
hiệu là Gazi (người thắng trận).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.