GƯƠNG HY SINH - Trang 16

phương khoảng cách nhau của các vật.
Muốn thử xem luật đó đúng không, ông tính sức hút lẫn nhau của mặt trăng
và trái đất. Nhờ những người trước đã tính sẵn, ông biết khoảng cách của
mặt trăng với trái đất: nó bằng sáu chục lần bán kính trái đất.
Ông lại biết được bán kính mặt trăng, do đó biết được trọng khối của nó;
nhưng còn bán kính trái đất thì chưa biết chắc. Snellius năm 1617 và
Norwood năm 1633 đã đo bán kính đó, kết quả khác nhau khá nhiều mà
đem dùng để thử luật của ông thì sai bét. Ông bỏ, không nghiên cứu vấn đề
đó nữa, quay về môn quang học.
Nhưng ông vẫn không thể không nghĩ hoài đến nó được. Ông đợi đến năm
1682. Trong một phiên họp của hội Vạn vật học Luân Đôn, một ông bạn
cho hay người Pháp Picard đã đo được trái đất một cách rất đúng, đúng hơn
người trước nhiều. Ông hỏi ngay: Picard cho bán kính trái đất là bao nhiêu
toise (thước hồi xưa, bằng 1,949 mét). Đáp: 3.269.000 toise. Ông vội vàng
ghi con số đó, về nhà thử lại bài toán về luật vũ trụ dẫn lực. Làm gần xong,
thấy luật đúng quá, ông mừng rỡ, cảm động đến nổi không đủ bình tĩnh để
làm nốt, phải nhờ bạn làm tiếp. Ít bữa sau ông thử đi thử lại. Thế là tháng
sáu năm 1682, một phát minh lớn lao nhất của nhân loại đã xuất hiện.
Nhưng ông vẫn chưa vội tuyên bố, bỏ ra bốn năm nữa, tính toán suốt ngày,
áp dụng luật đó vào các hành tinh khác, cũng lại đúng nữa, áp dụng vào
hiện tượng thủy triều, cũng vẫn đúng. Lúc đó (1686) ông mới nghĩ tới việc
tuyên bố kết quả. Một người bạn sẵn sàng bỏ tiền ra in cho ông, nhan đề là
Quy tắc (Principles). Sách cao quá, cả châu Âu thời đó chỉ có độ ba, bốn
người đọc mà hiểu rành được. Năm đó ông 44 tuổi, tính ra đã suy nghĩ về
vấn đề đó non 20 năm. Vậy chẳng những ông được hưởng cái công của
người trước mà còn được hưởng công của một người Pháp đồng thời với
ông nữa. Khoa học quả thực là chung của nhân loại chứ chẳng phải của
riêng nước nào.
Đúng một trăm sáu mươi năm sau khi tập Quy tắc ra đời, người ta mới thấy
luật vũ trụ dẫn lực của Newton hiệu nghiệm ra sao. Một nhà thiên văn
Pháp, tên là Le Verrier, không dùng kính viễn vọng để ngắm trời, chỉ cặm
cụi tính trong phòng giấy, luôn trong mười một tháng, áp dụng luật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.