chết vì bệnh, hai con sau đều sống.
Thực là gần như một truyện hoang đường, do óc thi nhân tưởng tượng.
Nhưng ông nổi danh nhất nhờ kiếm ra được thuốc giống trừ bệnh chó
dại cắn.
Mới đầu ông kiếm vi trùng bệnh đó mà không thấy. Phương pháp của
ông thất bại chăng? Thuyết của ông có chỗ sai chăng?
Ông suy nghĩ lung, tự nhủ : bệnh đó là một chứng bệnh về thần kinh thì
nọc độc không ở máu mà phải ở óc và trong xương sống. Ông bèn lấy chất
óc một con chó dại chích vô nhiều con chó mạnh. Những con này đều mắc
bệnh hết.
Nhưng kiếm vi trùng vẫn không ra thì làm sao nuôi nó để chế thuốc
giống được? Ông nảy ra một ý : dùng ngay óc một con chó dại, coi nó như
một chất và chứa vi trùng. Ông để óc đó tiếp xúc với không khí một thời
gian, và chất độc của nó giảm đi.
Khi bị chó dại cắn, phải vài tuần sau, nọc độc mới vô tới óc và bệnh mới
phát. Ông bắt nhiều con chó mới bị con chó dại cắn, chích ngay vào óc nó
một chất óc có nọc độc nhẹ lấy ở óc thỏ và thấy bệnh không phát ra. Vậy
phương pháp của ông lại công hiệu một lần nữa : óc của những con chó đó
quen với nọc độc nhẹ, sức chống cự với bệnh mỗi ngày tăng lên, tới khi nọc
độc mạnh ở vết thương lên tới óc thì óc đã quen với bệnh rồi, mà bệnh
không phát nổi.
Ông đã trị được năm chục con chó dại, tuổi khác nhau, giống khác
nhau, rất tin ở thuốc của mình, nhưng đến khi thử vào người thì ông lo sợ,
tay ông run lên. Ông không dám coi thường sinh mạng của loài người.
Hôm đó là ngày 6/7/1885, người ta dắt lại ông một em nhỏ chín tuổi tên
là Joseph Meisser, mới bị chó dại cắn hai hôm trước. Vết thương nhiều và
sâu. Mổ bụng con chó ra, người ta thấy có cỏ, rơm và những miếng gỗ. Quả
là chó dại.
Ở hàn lâm viện khoa học ra, ông nhờ hai bác sĩ Vulpian và Grancher
lại coi bệnh tình đứa nhỏ. Hai ông nhận rằng nó không sao thoát chết. Tới
lúc đó Pasteur mới quyết định thử thuốc giống của ông, chính cho nó luôn