mười ngày , từ ngày mùng 7 đến 16 tháng bảy.
Đêm mùng bảy ông thao thức, không ngủ được, chi lo bệnh đứa nhỏ tăng
lên. Duy có bà vẫn bình tĩnh và tin chắc ở thuốc.
Vì thấy ông lo lắng quá, mà hóa suy nhược, người thân phải bắt ông về
miền Morvan nghỉ ngơi ít bữa với con gái và con rể. Ông đi, nhưng sáng
nào cũng ngong ngóng thư hoặc điện tín cho biết về bệnh tình của em
Meisser. Rút cuộc là em đó mạnh.
Sự thành công đó có một tiếng vang lớn : quần chúng hoan hô ông,
những kẻ nghi ngờ nhất cũng phải tin tưởng, các nhà bác học hăng hái tìm
tòi thêm vì thấy phương pháp thí nghiệm mà ông vạch ra, giúp họ có một
khí giới mạnh mẽ để tìm cách trừ bệnh.
Và từ mọi nơi, những người bị chó dại cắn ùn ùn tới phòng thí nghiệm
của ông. Ông săn sóc cho hết, tìm chỗ ăn chỗ ngủ nữa.
Nhưng một hôm ông rất khó nghĩ vì bệnh tình một em gái mười tuổi. Em
đó bị chó dại cắn ở đầu, ba mươi bảy ngày trước. Vết thương làm mủ, coi
thấy ghê. Tình thế tuyệt vọng. Chỉ chiều hôm sớm mai là bệnh dại sẽ phát.
Trễ quá rồi, chích thuốc giống sẽ vô hiệu, em nhỏ đó sẽ chết, mà các bệnh
nhân khác thấy vậy, sẽ nghi ngờ thuốc, những người sau này bị chó dại cắn
sẽ không dám lại ông chữa nữa. Vì vậy ông từ chối không muốn chữa,
nhưng cha mẹ em nhỏ năn nỉ ông quá, ông động lòng, đành phải chích.
Chích xong, em nhỏ vẫn nhỏ vui vẻ học như thường thì đột nhiên bệnh
phát lên, em bị đông kinh, không nuốt gì được nữa. Ông lại thăm em, lại
chích thêm thuốc nữa. Non một tháng sau, bệnh giảm được trong vài giờ,
rồi trở nên nguy kịch. Trong lúc em hấp hối, ông luôn luôn ở bênh cạnh em,
an ủi em. Và khi em mất, ông òa lên khóc.
Mười lăm năm sau, chính thân phụ em nhỏ đó, nhớ lòng nhân đạo của ông,
viết :
“Trong số danh nhân mà tôi được biết đời sống tôi chưa thấy ai cao cả
như ông Pasteur. Tôi chưa thấy một người nào gặp trường hợp đứa con gái
tôi mà chỉ vì lòng nhân đạo lại chịu hy sinh hàng chục năm nghiên cứu của
mình, làm nguy hại tới danh vọng bác học của mình để tiến tới một sự thất
bại đau đớn đã biết từ trước”.