phỏng giá tiền của tất cả những vàng ngọc đó đủ để cất được biết bao
những phòng thí nghiệm.
Về tới Ba Lê, ông bà nhận ngay được một chiếc huy chương bằng
vàng ở Luân Đôn gởi qua. Không biết dung làm gì, ông cho cô Irène chơi.
Bạn bè tới mừng và đòi coi, ông chỉ cô Irène, bảo:
-“ Cháu nó thích đồng xu mới lớn đó lắm!
Rồi tới Thụy Điển tặng ông bà một nửa giải thưởng Nobel về Vật lý,
nửa kia về Henri Becquerel, vì cả ba đều có công phát mnìh về tánh phóng
xạ.
Bạn đã biết giải thưỏng Nobel giá trị ra sao chứ? Đó là một giải
thưởng quốc tế khoản 10 tỉ quan mỗi năm phát một lần cho những văn nhân
và nhà bác học nào có công lớn lao với nhân loại.(2)
nếu bạn đưọc giải thưởng đó thì bạn sẽ làm vẻ vang cho cả dân tộc Việt
nam, và cả cho Châu Á nữa, vì từ hồi giải thưởng thành lập – năm 1896 -
đến nay, ở Châu Á mới có bốn người được nhận nó, tức thi hào Tagore ở
Ấn Độ, nhà bác học Hideki Yukawa ở Nhật và mới năm ngoái đây, hai
thanh niên Trung Hoa: Tchen Ning Lang và Tsung Lao Lee mà thế giới
ngưỡng mộ là tài ngang Einstein. Vậy mà cả hai ông bà Curie đều được
giải thưởng. Vinh dự đó chưa từng thấy trong giới khoa học. Nhất là sau
này bà lại được them một giải thường Nobel về Hóa học. Rồi cô Irène và
chống là Joliot nối nghiệp cha mẹ, chiếm một giải nữa. Gia đình Curie quả
đã chiếm tối cao kỷ lục về giải đó.
Nhưng từ khi được giải thưởng, ông bà chỉ thấy bực mình hơn là vui.
Trong một bức thư cho một người anh, bà viết:
“ Thư từ gởi tới ngập cả nhà, rồi thì các nhà nhiếp ảnh, các ký giả tràn
vào. Chúng em muốn độn thổ để được yên ổn.”
Đúng như Einstein đã nói: “danh vọng không làm cho người ta sung
sướng”; mà nhiều danh vọng quá còn làm cho ông bà hóa quạu: