đường về Đức, vào học trường cao đẳng kỹ nghệ Augsbourg.
*
* *
Trong hai năm học, cậu để ý nhất đến một cái bật lửa nhỏ dùng sức ép của
không khí để phát lửa. Dụng cụ đó giống một ống chích và bày trong phòng
thí nghiệm. Cậu mân mê nó hoài và mơ mộng nghĩ tới một phát minh…
Mười bảy tuổi, cậu thi ra trường, đậu thủ khoa, mười ba môn thì mười hai
môn nhất và một môn nhì.
Rồi cậu đi Munich vô học trường Bách Khoa, vừa học vừa dạy tiếng Pháp
lấy tiền chi dụng.
Năm 1878, cậu hai mươi tuổi, sau khi nghe giáo sư Linde giảng về động
cơ, chế máy chạy bằng hơi nước là chỉ biến được từ 6 đến 10 phần trăm sức
nóng thành năng lực, cậu nảy ra ý chế tạo một động cơ mới, mà năng lực
hơn cả những động cơ nổ. Và cậu bắt đầu nghiên cứu tất cả những ngành
của nhiệt động học.
Nhờ tài năng và thông minh, Rudolf được giáo sư Linde rất quý mến. Ở
trường Bách Khoa ra, do lời giới thiệu của giáo sư, chàng vô làm tại một
hãng chế máy lạnh của Sulzer, rồi được phái qua Ba Lê làm giám đốc hãng
Linde.
Tuy chức làm giám đốc mà sự thực Rudolf phải làm hết thảy mọi việc trong
hãng, vừa là thợ máy, thợ vẽ, nhà cố vấn, nhà chế tạo, vừa lo việc kế toán,
giấy tờ, quảng cáo, bán hàng. Suốt ngày không hở tay. Vậy mà chàng vẫn
để tâm nghiên cứu hai vấn đề cốt yếu trong đời chàng: chế tạo một động cơ
tốn ít nhiên liệu mà công suất mạnh, và cải thiện đời sống công nhân, nâng
cao giai cấp thợ thuyền. Vì thiếu kinh nghiệm, non tâm lý, cho nên trong
vấn đề thứ nhì, chàng đã hoàn toàn thất bại: mới đầu chàng đối đãi với thợ
thuyền rất hòa nhã và khoan hồng, có thiện chí dắt dẫn, dạy bảo họ; họ