ẩu; khách hàng kêu nài hết chuyện này tới chuyện khác. Những kẻ thù của
ông thừa dịp đó bồi cho ông nhiều nhát nữa. Ở Huê Kỳ, vắng ông, máy chế
tạo cũng hư hỏng. Biệt thự cất tốn kém quá; mỏ dầu thì không sinh lợi vì
đào không thấy dầu; đất cát ông mua ở Munich lại hớ. Đó, khi ở nhà
thương điên ra, tình trạng như vậy. Chỉ vì ông tham quá, nên mới gặp cảnh
nguy đó, mà sở dĩ ông tham một phần lớn cũng do cảm tưởng đau đớn hồi
nhỏ, khi phải sống cực nhục với cha mẹ ở Ba Lê và Luân Đôn. Mỗi lần nhớ
lại, ông ghê tởm quãng đời ấy mà nhất định làm giàu, làm giàu thật nhiều
và thật mau cho con cháu ông không bao giờ phải nếm những nỗi đắng cay
mà ông đã chịu suốt thời thơ ấu.
Gia sản đã rung rinh, lại thêm nhiều nỗi khổ tâm khác. Chịu ảnh hưởng của
cha, ông muốn dựng một lý thuyết xã hội, mà ông gọi là thuyết “đoàn kết”
để giải quyết những mâu thuẫn giữa hai giai cấp lao công và tư bản. Thiện
chí của ông đáng khen thật, nhưng thuyết đó chỉ là không tưởng, thiếu cơ
sở, vì ông có biết gì về lịch sử và kinh tế đâu. Người ta đã không thèm nghe
ông, lại chế giễu ông. Ông hóa chua chát. Thì cũng tại ông quá tham vọng
nữa.
Rồi ông lại tham lam, phủ nhận thiên tư của con, bắt cậu Eugen phải theo
con đường của ông, cũng học về máy móc, cũng chế tạo động cơ như ông,
mặc dầu cậu chỉ có khiếu về văn thơ. Chính cậu sau này đã viết một tiểu sử
rất hay cho cha.
Công việc làm ăn thất bại hoài. Ông muốn bán nhà, bà không thuận. Cứ
lầm lì, không chịu hỏi ý kiến ai, mà óc mỗi ngày mỗi quẫn, ông chán nản
vô cùng, tưởng mình như con mồi mà vòng lưới thu lại mỗi ngày một hẹp.
*
* *
Mùa thu năm 1913 tới, ảm đạm. Diesel ngỏ ý muốn lại Gand để thăm một