GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 54

Tây mang số 13 ấy để hỏi xem ông Đức là ai, thì phải là câu chuyện « câu
trăng đáy nước » không dễ gì đâu. Vì những « xà lim » là những phòng
giam cá nhân, đặt trong quy chế « Tối Mật ». Người gác ở đây không phải
là người Việt, mà là một người Pháp, mới thật khó. Nhân viên người Việt
nào mà lớ vớ lại gần khu « Tối Mật » sẽ bị « bể nồi cơm » như chơi.

Tại bộ tham mưu, các « Bô lão » họp ở nhà cụ Lê Đại, Phố Hàng Điếu,

không ai chiếu được tia sáng nào vào cái bí mật ở phòng số 13 ấy : cái « bí
mật Phan Bội Châu ».

Cụ Hoàng tăng Bí luận bàn một lúc rồi cũng… bí luôn. Cái « bí mật

Phan bội Châu » vẫn còn lâm ngõ bí.

Cụ Lê Dư từng lê gót cách mạng ở Trung Hoa, Nhật bản, Triều Tiên,

cũng không nghĩ ra một mưu kế gì để khám phá ra bí mật ấy.

Cụ Lê Đại bóp trán thở dài :

- Nếu Trần văn Đức đích thị là ông Phan, thì chúng ta phải kêu gọi đến

dư luận trong nước và ngoài nước chớ ? Chúng ta phải đánh thức đồng bào
từ Nam chí Bắc, không lẽ để cho bọn Tây chúng nó âm thầm xử kín ông
Phan rồi lén lút hành quyết như chúng đã từng xử các liệt sĩ của chúng ta từ
trước đến giờ. Dư luận biết được thì đã quá trễ.

Ai nấy lặng thinh như liên tưởng đến giờ bi thảm ở Pháp trường. Bỗng

cụ Lê Đại nẩy ra một ý kiến :

- Thôi được rồi ! Chúng ta quên mất anh Hy. Sẵn anh Hy đó, chúng ta

sẽ nhờ anh vào Hỏa Lò xét xem sao ?

Cụ Lê Đại tìm ra một điệp viên. Các « Bô lão » sực nhớ tới anh Hy,

một thanh niên hăng hái, thường lui tới nhà các cụ, luận bàn quốc sự và học
hỏi những kinh nghiệm cách mạng của người huynh trưởng.

Các cụ trầm ngâm suy nghĩ, không tỏ ý song cái lặng thinh có thể hiểu

là một thái độ nghi ngờ :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.