quan quân vào bắt cha nàng Kiều còn ra giá có ba trăm lạng việc nầy mới
xong.
4. Nói như vậy không phải thời nay tự bào chữa, để đẩy trôi vấn đề mà
cố ý nhận rằng sự kiện tình thầy trò sa sút là sự kiện thời nào cũng có, khác
nhau về cường độ suy kém nhiều ít thôi. Vấn đề cần đặt ra là trong toàn bộ
chương trình cải tạo xã hội, trong đó có việc khôi phục truyền thống dân
tộc, nên lưu ý đến tầm quan trọng của tình thầy trò.
Không cần hoàn toàn tin câu" Không thầy đố mày làm nên" những ai
chấp nhận rằng trường học là lò chuẩn bị thành công cho trường đời thì rất
tất nhiên chấp nhận vai trò của ông thầy. Thử tưởng tượng nếu không có
ông thầy, bao nhiêu thế hệ trẻ sẽ ra sao, các công vụ lấy đâu người đủ khả
năng để đảm trách. Không có thầy, vô số kiến văn cổ kim ai truyền thụ cho
ta một cách có thẩm quyền. Đành rằng thư viện, sách báo là kho trữ văn hóa
nhưng tự học trong nhiều trường hợp và nhiều phương tiện làm sao bằng
học mà có thầy hướng dẫn.
Nếu hiểu thầy theo nghĩa rộng ngoài nghĩa thầy trò trong trường người,
ta có biết bao nhiêu thứ thầy trò để phụ với mình xây sự nghiệp. Hầu hết
những vĩ nhân của nhân loại để lại cho đời vô số công trình bất hủ đều nhờ
thầy. Thầy theo nghĩa hẹp, thì trò Platon nhờ thay Socrate, trò Teilhard de
Chardin nhờ thầy Marcellin Boule, mà tên tuổi sống nghìn thu. Thầy theo
nghĩa rộng thì Léon Tolstoi đã từng chỉ đường dẫn lối cho Gandhi rồi
Gandhi đối với cố thủ tướng Nehru là gì nếu không phải là thầy và từ
Gandhi đến Nehru lập nên nghiệp cả, chắc đâu quên ơn thầy mình. Trò nhờ
thầy như vậy còn thầy không nhờ trò gì sao? Thầy lý tưởng muốn có người
nối chí kế nghiệp. Thầy nuôi nhiều mộng đồ mà vì hoàn cảnh, vì tuổi già
sức yếu, ai thay thế mình thực hiện các mộng đồ ấy. Thầy dấn thân vào đại
sự, ai tiếp tay đắc lực nhất với mình? Đức Thích Ca nằm xuống rồi ai
truyền bá đạo pháp của Ngài. Tăng tử đã làm gì cho Khổng tử sau khi vạn
thế sư biểu nầy tạ thế. Các tứ đồ từ Pétrus đến Paulus đã làm gì thay thế