văn chương, khoa học đến triết lý, thần học. Người điều khiển trường
không phải chỉ biết chỉ huy mà lăn vào dạy hơn hết các giáo sư.
2.- Thầy dạy như chẻ óc trò nhét chữ vào:
Không phải Bossuet dạy dỗ lơ mơ mà dạy như chẻ óc Hoàng-tử nhét cái
khôn vào. Hãy nghe chính Bossuet kể với Giáo-hoàng Innocent XI về công
dã tràng của ông chẳng hạn về môn sử: "Chúng tôi đọc lớn tiếng cho
Hoàng-tử nghe cố ý cho ông dễ nhớ. Chúng tôi bắt ông lặp lại: ông phải trả
bài viết bằng tiếng Pháp rồi bằng tiếng La-tinh. Làm vậy coi như ông tập
dịch ra ngoại ngữ. Xong rồi chúng tôi sửa cả Pháp-văn lẫn La-văn cho ông.
Ngày thứ bảy ông phải đọc lại hết những bài ông đã viết suốt tuần qua".
Riêng về tiếng La-tinh, không phải Bossuet cho Hoàng-tử học trích từng
đoạn của từng tác giả mà cho học"toàn bộ và liên tục". Các môn quan trọng
hay những phần quan trọng của từng môn đều do chính Bossuet giảng bài,
kiểm bài.
3.- Thầy soạn cua (cours) thành sách dạy trò:
Dạy Hoàng-tử, không phải Bossuet chỉ dùng sách giáo khoa có sẵn hay
dạy theo cảm hứng ứng khẩu mà soạn bài công phu, viết thành bản thảo
sách giá trị. Các tài liệu nầy, sau khi chấm dứt nghề làm thái sư và sau khi
qua đời, được in thành sách.
Đó là cuốn:
Khảo luận thế giới sử(1681)
Chính trị học rút ra từ Thánh-kinh(1709)
Khảo luận về biết Thượng-Đế và biết mình(1726)