Bạn biết Fénelon là một trong những nhà văn tên tuổi nhất của Pháp ở cuối
thế kỷ 17. Nếu thế kỷ nầy nặng nề quân quyền, nặng khuôn thước cổ điển
thì thế kỷ 18 là thế kỷ của trào lưu dân chủ, cách mạng, say sưa tự do đến
thành phóng túng quá độ. Người ta nói thế kỷ 18, thích Fénelon hơn
Bossuet. Các trào lưu chống quân chủ, chống giáo hội đưa vào một số đồng
điểm của họ với Fénelon. Chẳng hạn Fénelon bị thất sủng đối với nhà vua
và Tòa-thánh, Fénelon trong Tê-lê-mạc tỏ ra tự do về chính trị, trong vụ Ái-
tĩnh thuyết tỏ ra tự do về tôn giáo. Ông chịu thiệt thòi mà vẫn quảng đại đó
vì giáo hội mà cũng vì nhân loại. Qua bức Thư gửi Hàn-lâm-viện, ông tỏ ra
nhà phê bình tân kỳ. Cũng có phần đúng mà hình như cách mệnh khai thác
hơi quá lố trên xác chết của Fénelon để bẻ quẹo phần nào tinh thần của ông.
c) Đứng phương diện tâm tính học, ta thấy Fénelon có cơ cấu tâm tính
thực phức tạp. Chính ông trong thư gửi cho De Mortanar đã tự thú thế nầy:
"Tôi không thể cắt nghĩa nội tâm của tôi. Nó ở ngoài tầm tay tôi, nó thay
đổi mãi trong tôi. Tôi không thể nói được cái gì là sai cho tôi một lúc sau.
Tật xấu căn bản và để thấy nơi tôi là tôi bấu víu tôi và thường thì lòng tự ái
quyết định cho tôi." Nói vậy nhưng khi được án lệnh Tòa-thánh trong thông
tri ngày 19-4-1699, ông tỏ ra tuân phục hoàn toàn. Từ khi bị thất sủng từ
phía nhà vua đến Tòa-thánh và sau khi viết cuốn thư gửi Hàn-lâm-viện ông
chỉ lo việc đạo, lo tu đức và dọn mình chết.
d) Nơi Fénelon, nổi bật nhất, là tình yêu. Vì đó đối với tâm hồn giáo sĩ,
ông ngã về nhiệm bí. Ông say mê Ái-tĩnh thuyết là phải. Hãy nghe ông nói
về ông và tình yêu: "Không yêu không phải sống. Yêu ít là làm tàn cỗi đời
sống." Nếu ông không phải là Giám-mục, đọc mấy lời nầy chắc bạn không
ngờ là của ông mà chắc tưởng là của một Baudelaire hay một Georges
Sand. Dĩ nhiên ở đây ông ngã về tình yêu Thượng-Đế và nhân loại chứ
không phải ái tình lứa đôi mặc dầu ông có tướng diện rất lôi cuốn thiên hạ
ngắm nhìn.