Còn người ai chọc một chút nổi sung la ó cho kẻ non trí được coi là dũng
nhân nhưng kỳ thực là thất phu chi dũng.
Họ là nhược nhân không thuộc dòng máu của Fénelon, một mẫu người
Saint-Simon nói là một khi đã thâm quyết thì không dễ gì lay chuyển nổi
mặc dầu sức phản kháng bao giờ cũng ôn tồn.
3.- Vụ Ái-tĩnh thuyết "Quiétisme": Đầu đuôi việc Fénelon bị Tòa-thánh
kết án là thế nầy. Thoạt đầu có một Linh-mục Dòng Tên, tên là Molinos,
trong cuốn"Hướng dẫn thiêng liêng"(1672) phổ biến một học thuyết vừa
đạo đức vừa luân lý. Theo thuyết nầy thì linh hồn yêu mến Thượng-Đế
tuyệt đối cứ an nghỉ tĩnh mịch chiêm ngưỡng Ngài chứ không cần hành đức
nữa. Do đó giáo dân mến Chúa là được nghỉ yên. Tiếng Quiétisme bởi tiếng
La-tinh Quies là nghỉ. Tôi tạm dịch thuyết ấy là Ái-tĩnh thuyết nghĩa là yêu
rồi tĩnh mịch.
Sau khi tung thuyết nầy ra, Molinos bị Tòa-thánh kết án năm 1687. Về
sau có một góa phụ tên Guyon cổ võ lại, rủ rê thêm bà Maintenon và
Fénelon. Ở Pháp, thuyết Ái-tĩnh tràn lan mạnh tại Saint-Cyr. Bossuet tuy là
thầy, là đồng nghiệp thân tín của Fénelon, nhưng vì thấy một tà thuyết đầu
độc nhiều người nên chống đối kịch liệt. Ông tổ chức ủy ban cứu xét hết tác
phẩm của bà Guyon. Ông cũng thành lập hội đồng bắt buộc Guyon, Fénelon
ký thú nhận là sai lầm. Về sau Guyon lái thuyết của bà qua chiều hướng
khác chớ không bỏ hẳn nên bị bắt cầm tù tại Vincennes. Fénelon cũng
không đầu hàng. Trước khi Bossuet viết cuốn" Giáo huấn về những tình
trạng của cầu nguyện" thì Fénelon tung cuốn" Cách ngôn các thánh" để
phân trần hơn thiệt và trình bày những cương yếu của Ái-tĩnh thuyết.
Bossuet phúc trình tác phẩm của Fénelon qua Tòa-thánh. Thế là bút chiến
bùng nổ. Trận giặc chú thuyết diễn ra giữa một Giám-mục thầy và một
Tổng Giám-mục trò.
Bàng quan nhìn vào trận địa, người ta thấy Bossuet tuy cao nhã mà rất
quyết liệt, dứt khoát cho chân lý, còn Fénelon thì lúc nào cũng ôn hòa, mềm