dẻo. Cuốn " Tương quan trên Ái-tĩnh thuyết" (1698) của Bossuet là bom nổ
trên Fénelon. Nội vụ được Tòa-thánh xét xử. Trong khi chờ đợi, hai đối thủ
thư từ qua lại, đăng đàn diễn thuyết trong phong độ tuy ráo riết mà biểu lộ
lòng đạo đức lẫn cao nhã. Thỉnh thoảng Bossuet hơi qua mãnh liệt. Nhiều
người trách ông điểm nầy. Trong bụng thì Bossuet tốt song tại quá tự cho
mình là một thứ"giáo phụ" nên lắm lúc tỏ ra gắt gao. Thấy Fénelon người ta
dễ mến hơn.
Ông tự vệ và có vẻ vừa chiến đấu vừa rút lui êm thắm. Sau cùng Bossuet
chiến thắng. Ngày 12-3-1699, Tòa-thánh lên án cuốn" Cách ngôn các
thánh" của Fénelon. Một cử chỉ vô cùng đáng phục: vừa được án lệnh của
Tòa-thánh, Fénelon dứt khoát hoàn toàn với thuyết Ái-tĩnh thuyết và sau đó
lên tòa giảng về đức tuân phục.
d) Văn nghiệp của Fénelon:
Fénelon ngoài chức vụ Giám-mục chu đáo, còn là một cây viết lỗi lạc.
Số lượng tác phẩm của ông không kém của Bossuet. Nhiều cuốn xuất bản
sau khi ông ly trần. Có cuốn chào đời ngoài ý muốn của ông. Sau đây là
mấy văn phẩm chính yếu:
I. Về tôn giáo:
Bài giảng(1685) Tấn phong vương hầu Cologne(1707)
Cách ngôn chư thánh(1695)
Khái luận Thượng-Đế hiện hữu(1712)
II. Về giáo dục:
Khái luận giáo dục thiếu nữ(1687)
Luận về kẻ chết(1700-1712-1718)