hùng biện gia là: " Bài giảng ngày lễ Ba vua (fête de l'Épiphanie)" nói ngày
6-1-1685 trước mặt các sứ thần của Siam. Trong đó đại khái ông ca tụng sự
tiến bộ về truyền giáo ở Đông phương đồng thời sợ ở Tây phương sa sút
lòng đạo hạnh. Bài kế là: " Lễ tấn phong Tổng Giám-mục Cologne", đọc
ngày 1-5-1707 tại Lille. Đại khái bài nầy giống những bài Bossuet nói trong
Phận vụ của quân vương hay trong Chính trị rút ra từ Thánh-kinh. Nó nhấn
mạnh rằng giáo hội không cần sự hổ trợ của các vua chúa trần gian và chỉ
có ích cho giáo hội khi các vua chúa khuất phục nó. Tuy Fénelon không để
lại nhiều thuyết văn, song ai cũng nhận là nhà hùng biện sáng giá. Trung
thành với chủ trương về khoa nói trình bày trong cuốn Luận về hùng biện,
Fénelon chú trọng sự tự nhiên và cái mà nhà hùng biện gọi là thần cảm(
Onction). Nội dung thì Fénelon rút ra từ Thánh-kinh và các Thánh-phụ.
Không phải ông không đề cao hùng biện bằng các kiểu cách thông thường
song ông chú trọng chân lý xâm nhập tâm hồn bằng con đường thần cảm
nghĩa là có sự hổ trợ của cái gì thiêng liêng hơn.
C.- TÌNH THẦY TRÒ GIỮA FÉNELON VÀ CÔNG-TƯỚC
BOURGOGNE:
1.- Thầy dạy trò bằng phương pháp đặc biệt:
a) Trong một mục trên, ta đã biết Công-tước Bourgogne lúc còn trẻ là
một đại lý tật xấu. Fénelon phải vận dụng tất cả khả năng vừa chế ngự các
thói hư nết xấu nơi Hoàng-tử vừa làm cho Hoàng-tử hài lòng để dễ tiến bộ.
b) Cũng trong một mục trên, ta biết lúc điều khiển cơ quan giáo dục các
thiếu nữ Tin-lành trở lại Công-giáo, Fénelon viết cuốn Giáo dục thiếu nữ.
Ông lấy nhiều nguyên tắc sư phạm trong tác phẩm ấy để dạy Công-tước.
Mấy nguyên tắc chính yếu là:
1) Làm sao cho việc thụ huấn được dễ chịu, được hấp dẫn.
2) Pha trộn giáo huấn với giá trị.