Cũng để chuẩn bị nghề làm vua sau nầy cho Hoàng-tử, Fénelon theo vết
chân của Lucien ở Hi-Lạp ngày xưa, viết những lời khuyên lẫn lộn khen
chê, lồng khung trong các chuyện tích danh nhân quá cố. Ông trình bày
theo kiểu hai nhân vật gặp nhau dưới hai âm ty đối đáp, trao đổi ý kiến qua
lại.
Xét bản chất loại văn thì lối viết nầy ngớ ngẩn vì tác giả cho những
người khác biệt nhau quá từ tuổi tác đến trình độ đối thoại nhau. Thấy có
cái gì rất gượng gạo. Nhưng xét về mặt giáo dục của một gia sư thì tác
phẩm nầy để làm tuổi trẻ ưa thích. Khi thì tác giả dùng thần thoại, bắt
Hercule nói chuyện với Thésée, cho Ulysse đấu khẩu với Achille. Khi thì
các nhân vật lịch sử được mời về từ quá khứ đề thảo luận tay đôi. Hết
Hannibal tranh luận với Scipio thì đến Richelieu vấn đáp với Mazarin. Hết
những thi văn hào như Virgile đàm đạo với Horace thì tới các hùng biện gia
như Démosthène hùng biện với Cicéron, Trò Alcibiades nói chuyện Triết
với thầy Socrate. Cũng trò ấy thảo luận chính trị với Périclès. Muốn phê
bình nghệ thuật thì Fénelon cho Hoàng-tử dự cuộc đối thoại giữa Léonard
de Vinci với Poussin. Muốn đề cao lòng trung tín thì Fénelon bắt trò mình
nghe Bayard trách tên Bourbon phản bội. Sợ sau nầy trò mình thành quốc
vương độc tài, Fénelon mời Solon đấu khẩu với Pisistrate, Caligula cãi vã
với Néron. Những bài học rút ra từ các chuyện trên là bài học luân lý và bài
học kiến thức phổ thông về nhiều phương diện. Học một môn mà thu thập
được năm bảy môn.
c) Tê-lê-mạc:
1.- Đây cũng là một thứ đối thoại giữa kẻ chết nói trên mà ở trình độ cao
hơn, nội dung sâu sắc, hình thức nghệ thuật hơn. Nó là tác phẩm trứ danh
nhất của Fénelon. Nổi danh khắp hoàn cầu và gần như không nước nào
không có bản dịch của nó. Ngụ ý của Fénelon là dùng hình thức văn
chương, nghệ thuật để giáo dục chính trị cho Công-tước. Viết Tê-lê-mạc,
ông làm một thứ Homère thứ hai ở chỗ tạo cho nhân vật Tê-lê-mạc trong