Odyssée một cuộc phiêu lưu lý thú. Nói cách khác là Fénelon tiếp tục quyển
IV của Odyssée. Thay vì như Homère cho chàng thanh niên Tê-lê-mạc đến
Pylos và Sparte rồi bắt trở về Ithaque thì Fénelon xua chàng rong ruổi tìm
cha là Ulysse. Bước chân lãng tử của chàng trôi nổi hết Ai-Cập, Phénicie
đến Chypre và đảo Crète. Trong chuyến phiêu lưu hải hồ nầy, Fénelon dồn
đủ thứ chuyện rút từ các sử gia, thi hào Lahi. Đọc kỹ Tê-lê-mạc, người ta
tích lũy một vốn hiểu biết sâu rộng về thời cổ Lahi đến đỗi có thể tạm khỏi
đọc tận nguồn nếu chỉ cần biết phổ thông thôi.
2.- Trong truyện sôi nổi những mối tình, những gian truân, những trận
chiến, Calypso yêu Tê-lê-mạc. Cậu nầy đeo đuổi Eucharis rồi mê Antiope.
Mỗi lần gặp nguy hiểm là chàng được Mentor cứu độ. Chính nữ thần
Minerva ẩn hình trong Mentor, sư phụ của Tê-lê-mạc để hộ mệnh chàng.
Mentor cũng giúp chàng kiến thiết thành phố, hộ mệnh chàng xuống tận âm
ty tìm cha là Ulysse, càng đi càng phải lăn vào không biết bao trận chiến ác
liệt. Suốt cuộc đời phiêu lưu, chàng hấp thụ các lời khuyên. Ai cũng công
nhận Tê-lê-mạc là một cuốn tiểu thuyết nhưng rõ rệt là Fénelon chú trọng
mục đích giáo dục hơn giải trí. Nhiều đoạn kéo dài lê thê đọc có ích mà dễ
ngáp.
3.- Ý tưởng chính trị trong Tê-lê-mạc quá rõ rệt rồi mà ngoài ngụ ý giáo
dục, còn có ngụ ý hài hước, châm biếm không?
a) Mentor dồn vào Tê-lê-mạc(hiệu là Fénelon dạy Công-tước) những bài
học luân lý và chính trị. Các bài học nầy được bổ túc bởi những tài liệu
khác của Fénelon như cuốn Đối thoại với kẻ chết và Thư gửi vua Louis
XIV. Đại khái là người cầm quyền phải đứng đắn, phải tốt. Hãy nghe mấy
lời nầy Fénelon đặt vào miệng Mentor nói với Tê-lê-mạc: "Con phải luôn
canh chừng tính khí của con: đó là tên thù nghịch mà con mang theo bên
mình cho đến chết." Chỗ khác Mentor căn dặn Tê-lê-mạc: "Đừng khi nào
quên rằng vua chúa không phải cai trị cho vinh danh của mình mà cho
quyền lợi các dân tộc."