GƯƠNG THẦY TRÒ - Trang 133

3) Xen các kiến thức vào trò chơi và bằng gương mặt vui tươi.

4) Vẫn cần áp dụng uy quyền, vẫn cần trừng phạt nhưng phải liệu sao

cho kẻ thụ giáo chấp nhận kỷ luật bằng ý thức hài lòng hơn là bằng sợ hãi.

5) Cần uốn nắn theo khuôn khổ mà đừng bóp méo phần tự nhiên trong

kẻ thụ giáo.

Về điểm nầy, Fénelon là kẻ tiền hô cho Jean-Jacques Rousseau nhưng

tác giả cuốn Émile đi hơi quá lố đến chỗ để con trẻ phát triển theo tự nhiên
hơn là theo kỷ luật của nhà mô phạm. Đấy! Đại khái phương pháp giáo dục
của Fénelon cũng giống cách xử thế của ông là bàn tay sắt bọc nhung hay
nói theo một ngạn ngữ La-tinh là ngọt dịu mà mãnh liệt( Suaviter sed
Fortiter).

2.- Thầy công phu soạn sách dạy trò:

Vì chủ trương như vậy nên các sách Fénelon để dạy Công-tước

Bourgogne không lý luận gắt gao như sách Bossuet soạn dạy Hoàng-tử cả.
Sách sư phạm của Fénelon là truyện biến ngôn, là chuyện đối thoại, là tiểu
thuyết phiêu lưu v.v... Toàn là những loại văn dễ tiêu hóa, hình thức gợi cảm
gói những ý xây dựng sâu sắc. Ta thử phân tích mấy tác phẩm Fénelon viết
để dạy Công-tước Bourgogne.

a) Truyện biến ngôn:

Tại vì tâm tính của Công-tước có nhiều khuynh hướng kỳ lạ, biểu lộ

bằng những tật xấu quái đản nên Fénelon soạn cuốn truyện biến ngôn nầy
cố ý để Công-tước ý thức các khuyết điểm của mình. Toàn là những chuyện
tưởng tượng nhằm mục đích xây dựng luân lý.

b) Đối thoại giữa kẻ chết:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.