ấy. Thành ra ông ôn lương điềm đạm một cách đáng phục. Ông càng tự chủ,
tự khiển, ông càng nêu cho môn đồ gương chiến thắng của tinh thần trên
thú tính. Chính do điểm đó ông là người hùng và ông tỏ ra"Người" hơn mọi
người. Cái chết kiêu dũng của ông là thí dụ hùng biện cho đời sống tự khắc
của ông. Nếu Socrate dùng tự chủ để luyện nhân cách cho học trò thì ông
dùng khích biện pháp để chống ngụy biện, chống trí thức giả tạo và xây
dựng cho học trò vốn kiến thức thực giá. Hai công việc luyện tâm và luyện
trí ấy, Socrate thực hiện cho các môn sinh bằng đời sống liêm chính, bằng
tình thầy trò thân mật hơn cha con. Có lẽ nhờ Socrate bất hạnh trong gia
đình vì kết tóc xe tơ cùng một ác phụ tên là Xanthippe, bị vợ hành khổ như
đày tớ, nên ông vua coi đó là trường đào tạo ông thành thánh, vừa y như
Khổng Tử, mấy chục năm trời trước khi chết luôn sống gần gũi, thân mật
với các môn đồ. Vì đó giây phút ông ly trần, là mồ mả nổi lên trong tâm
hồn họ và xưa nay trong lịch sử nhân loại, chưa có thầy nào chết mà trò
khóc tợ như mưa sầu gió thảm như vậy.