hại Thầy". Cũng Tử Lộ nữa có lần trách ông sao có ý nghĩ muốn đến với
Phật Nhiễu là bề tôi họ Qui mà cướp đất chủ. Khổng Tử viện lý nầy lý nọ
nhưng sau cùng nghe lời Tử Lộ, không đến với Phật Nhiễu.
5.- Ở thời đại nào cũng vậy chứ không riêng gì thời đại ta, có vô số thầy
dạy trò rồi thấy trò giỏi đâm lòng ganh tị và thường hay chê bai, mạt sát trò
nào ăn ngay nói thẳng chạm tự ái mình. Khổng Tử không như vậy. Ông là
Thầy với tất cả ý nghĩa thắm sâu của tiếng ấy. Nghĩa là ông vui mừng khi
thấy trò có điểm hơn mình, thành công hơn mình, ông không tiếc lời khen
môn sinh.
Tử Lộ đủ thứ tật xấu, nào hung hăng xẵng, phán đoán lệch lạc, nhiều lần
táo bạo trực ngôn cảnh cáo ông mà Khổng Tử vẫn quý mến Tử Lộ, vẫn tán
dương Tử Lộ. Có lần Khổng Tử nói chơi với Tử Lộ: "Nếu đạo Thầy mà bất
thành, Thầy sẽ với một mái thuyền thảnh thơi trôi trên mặt biển. Lúc ấy
chắc không còn ai theo Thầy ngoài ra Tử Lộ". Ông nầy tưởng thầy mình nói
thật, tỏ ra khoái chí, vênh vênh tự đắc rằng mình là trung đệ đầu sổ.
Thực đúng rặt là thái độ của Pétrus, môn đồ niên trưởng của Chúa Jésus
cả quyết dù ai bỏ thầy thì bỏ chứ ông không bao giờ bỏ. Tự đắc như vậy mà
đêm Đức Jésus bị bắt, Pétrus chối thầy mình đến ba lần. Tử Lộ đối với
Khổng Tử cũng giàu háo khí như Pétrus khi chưa thành đại thánh. Khổng
Tử thấy Tử Lộ vênh vênh như vậy khen là can đảm mà bảo còn non trí. Lần
khác họ Khổng khen Tử Lộ là người không đố kỵ và liêm chính. Tử Lộ cảm
thấy như lên mây, cho mình là người quán tuyệt đến đỗi Khổng Tử dặn
thêm là vậy chưa đủ. Thì ra, ta thấy Tử Lộ là một người tâm tính nông nỗi
quá, thương thầy thực, cầu tiến song chưa thuần. Vậy mà Khổng Tử cũng
thấy được nhiều ưu điểm để khen.
Trọng-Cung, một đồ đệ nữa của họ Khổng không có gì nổi bật như các
môn sinh khác nhưng có lần nói một câu chí lý, được ông khen. Trọng
Cung nói: " Cư kính, hành giản": nghĩa là cư xử thì cung kính còn cầm