kiếm tài liệu, đánh máy bản thảo, lo tươm tất các việc nội trợ. Nhà văn như
vậy là tiên ông giáng thế rồi chứ còn gì nữa hả bạn.
5.- Có điều đáng lưu ý là không biết tại sao, cuộc đời của Maurois có
duyên kỳ lạ với quân ngũ. Lần đầu là đi quân dịch. Đành vậy đi. Đi vì ái
quốc vì lệnh động viên. Nhưng năm 1938, ông đã vào Hàn-lâm-viện rồi mà
còn xin đi lính nữa. Xin vất vả lắm mới được kia chứ. Ông có máu Balzac
chăng. Hay lấy quân đội làm môi trường để sáng tác. Lạ thực. Chưa hết,
năm 1942, lúc Mỹ đặt chân lên Bắc-Phi, ông lại xin nhập ngũ nữa. Hiểu
không nổi ông. Tòng quân vốn là việc tốt, điều làm người ta ngạc nhiên là
điểm bất thường tâm lý vì ai cũng biết ông vốn là con nhà trưởng giả, sống
lâu mà kém sức khỏe, là nhà văn giàu nghệ sĩ tính, là một hàn lâm học sĩ
nữa, viết các loại đề tài cần gần thư viện hơn là gần trại lính vậy mà ông
ham, ông năn nỉ đi lính.
III.- PHÂN TÍCH MẤY NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA TÌNH THẦY TRÒ
GIỮA ALAIN VÀ MAUROIS.
A.- TÌNH THẦY ALAIN ĐỐI VỚI TRÒ MAUROIS.
1.- Thầy đầu tư tương lai nơi trò:
Nếu trong lãnh vực kinh doanh gia đình, nhiều người cha mong con cái
nối chí mình tiếp tục sự nghiệp làm ăn thì trong lãnh vực văn hóa, nhiều
thầy cũng mong trò nối chí mình thực hiện lý tưởng nào đó. Giáo sư Alain
là một trong những ông thầy như vậy. Ngay lúc đầu gặp nhau, thầy trò
Alain và Maurois như bị thứ duyên định mệnh gì thôi miên nhau, trói buộc
nhau và quyến luyến nhau. Biết Maurois thông minh, có tâm hồn, có
khuynh hướng văn chương và triết học, Alain nhất quyết xây dựng tương lai
cho Maurois. Hay nói đúng hơn là Alain muốn tự biến thành một Alain thứ
hai trong... Maurois. Những gì Alain thấy là hay nhất, đẹp nhất mà không
thể làm được ông đặt mọi kỳ vọng nơi Maurois. Alain đầu tư, gieo giống
nơi Maurois những cái độc đáo nhất của ông. Điều nầy chứng tỏ Alain coi