sư phạm. Có phải ông bị mặc cảm thông thường nầy không, là nhiều khi
mình ở trong nghề nào, thấy rõ bề trái nghề ấy nên hay bàn ra với ai muốn
đi theo vết xe của mình. Maurois nghe lời ông mà về sau cũng hơi hơi cãi
ông. Tức là Maurois không làm nghề dạy tuổi trẻ song mấy chục năm trước
khi ly trần, Maurois đi diễn thuyết khắp Âu-Mỹ, nghĩa là Maurois làm sư
phạm cho người lớn.
4.- Alain dạy Maurois viết:
Theo Maurois thuật lại thì lúc Alain viết cho tờ Dépêche de Rouen, sáng
nào ông cùng bạn bè cũng chờ đọc như chờ ăn điểm tâm. Cái cảnh trò mê
văn thầy như thỉnh thoảng người ta thường thấy đấy. Như vậy chắc chắn là
Maurois đã phần nào nhiễm văn Alain. Nhưng Alain còn kỹ lưỡng hơn, còn
căn dặn Maurois phải viết độc đáo, viết chắc nịch, cô đọng, viết cuối bài vố
một câu như quả tạ. Điều nầy hay mà xét ra cũng lạ, Alain khuyên Maurois
thành tiểu thuyết gia lớn, mà văn tiểu thuyết chắc ông dư biết, đâu giống
hẳn văn ông dùng viết triết đàm trong Propos của ông. Chí lý là ông khuyên
Maurois phải viết sao cho có lô-gích toàn bài, các ý mạch lạc với nhau mà
đừng dùng nhiều giới từ lộ liễu một cách vụng về. Điều nầy tối cần trong
văn triết của thầy lẫn trong văn tiểu thuyết hay tiểu sử của trò. Đọc văn
Maurois, ai cũng nhận là cô đọng mà sáng sủa, bình dị mà sâu sắc. Lý luận
được rọi sáng ngời bằng thí dụ cụ thể. Lý thuyết được kinh nghiệm bản thân
bảo đảm, ý trừu tượng bị xô đến hành động thực tế. Mà hết những độc đáo
nầy trực tiếp hay gián tiếp, chính Alain đã gieo trong ngòi bút Maurois.
5.- Alain còn muốn đúc khuôn Maurois nữa:
Không biết sao tình thương của Alain đối với Maurois đi đến chỗ độc tài
quá. Gần như ông ra lệnh cho Maurois là hễ viết thì về bút pháp phải viết
theo Stendhal, còn về nội dung phải viết theo Balzac. Maurois nghe lời
thầy: đọc như tụng niệm hai hộ pháp nầy. Về sau trên đường văn nghiệp,
tuy Maurois không làm một Balzac thứ hai như Alain quan niệm, nhưng hết
các tác phẩm của ông quá nhiều loại văn, chưa chắc nhượng bộ Trò Đời của