gì trung đệ luôn cầu tiến, mong gặp minh sư mà cứ gặp toàn thứ gì đâu
không. Thầy trò Alain và Maurois định mệnh xui khiến làm sao mà y như
người chọi quả banh vào vách, banh dội lại. Chứ nếu có một bên nào chênh
lệch thì cũng không làm gì được. Người ta còn thấy bàn tay định mệnh thể
hiện qua sự tình cờ ở chỗ mặc dầu Maurois luôn cố gắng nghe lời thầy song
bị Thần tình cờ cuốn hút. Việc Maurois bị động viên lần đầu là một bằng
chứng cụ thể? Đâu phải Maurois không định viết Trò Đời thứ hai. Ông đã
bắt đầu viết mấy cuốn: Climats, le Cercle de la famille, Instinct du bonheur
rồi đó chứ. Nhưng rồi như có lần ông tự thú là phải bỏ để viết tiểu sử. Viết
tiểu sử thành công quá. Ai cũng reo lên bảo ông viết tiếp. Đến cái bà quả
phụ Fleming muốn nhờ người viết tiểu sử cho chồng cũng không chịu ai
viết hơn là Maurois. Tình cờ nào nữa? Mấy bộ sử lịch sử Pháp, lịch sử Anh,
lịch sử Mỹ đó. Thoạt đầu Maurois nào dám cãi lời Thầy mà làm sử gia.
Nhưng rồi từ khi vào quân đội, gần gũi nhiều với người Anh, từ khi bị mời
đi diễn thuyết mãi bên Anh, bên Mỹ, ông đâm ra sáng kiến viết các bộ sử
trên cho ba dân tộc Pháp, Anh, Mỹ hiểu nhau. Bị mời đi diễn thuyết mãi
cũng là tình cờ. Tình cờ nầy xô đẩy tình cờ kia. Trong đời cầm bút sao mà
người ta hay bị cái lười ngẫu nhiên vây phủ quá. Nhiều cuốn mình không
định viết mà có cơ hội thì nó ra đời. Nhiều cuộn mình ấp ủ mãi trong lòng
mà nó vẫn còn trong mơ ước. Thử cầm bút chừng năm mười năm đi bạn sẽ
thấy chân lý kỳ lạ đó. Có phải nó là định mệnh không và Maurois là con
mồi điển hình của nó?
5.- Sống và cổ xuy lời khuyên của thầy:
Không phải Maurois chỉ nghe lời sư phụ bằng hành động thuộc loại văn
nghệ mà thôi. Ta thử chứng minh ông còn sống là còn cổ xúy các lời
khuyên của Thầy ông nữa.
a) Chỉ còn hai năm thôi là bịnh đau ruột lôi ông xuống lỗ, nghĩa là đã 80
cái xuân rồi mà ông còn nhiệt liệt quảng cáo triết lý và chính các tác phẩm
của Alain trong cuốn" Thư ngỏ gởi một thanh niên". Mấy trang đầu sách ấy