tầm chiến lược cao sâu, bằng cách lồng khuôn vào sách lược quốc gia ý
thức hệ toàn bị, giải quyết thỏa đáng các vấn đề thuộc nhận thức quan, vũ
trụ quan, nhân sinh quan và xã hội quan.
5.- Cái nhìn tổng kết:
Tóm lại khách quan mà nói thì Teilhard đã có những điểm đáng ca tụng
sau đây, mà một hàn lâm sĩ của Viện-Hàn-Lâm Khoa-học Pháp đã nêu trong
bộ Larousse du XXe siècle ở mục về Teilhard.
a) Teilhard đã đưa con người là siêu nhiên vào thiên nhiên.
b) Đã đẻ ra một hiện tượng luận mới vừa toàn nhất vừa tổng hợp về con
người và vũ trụ.
c) Đã phát kiến luật phức tạp ý thức, vật chất, tiến đến những hình thức
hướng tâm phức tạp. Ý thức là động lực thúc đẩy cuộc tiến hóa nầy đến
những giá trị cao siêu.
d) Đã tiên báo một viễn tượng tương lai cho con người, sau khi đã được
xã hội hóa và sát nhập vào môi trường Thượng-Đế ở chặng cuối cùng của
tiến hóa.
e) Đã trình bày vũ trụ tiến đến sự sống. Sự sống tiến đến nhân hóa và
tinh thần thoát khỏi chiếc nôi vật chất của nó.
Thuyết Teilhard là nhân bản thuyết cao đẳng ở chỗ chấp nhận con người
là chìa khóa của cuộc tiến hóa toàn vũ. Điểm Oméga mà trí cầu chui vào
phải là trung tâm điểm có thực. Trung-tâm của các trung-tâm: Tức là Đức
Ky-Tô khiến hóa(Le Christ Évoluteur). Đức Ky-Tô phục sinh trong vai trò
càn khôn của Ngài. Chính Teilhard đã hiện đại hóa thần học Saint-Paul
bằng khoa học và triết học tân tiến nhất.