rồi cuối cùng anh nói thẳng ra: “Anh biết em có nhiều tâm tư u ẩn thôi thúc
lắm nhưng không nên viết nó ra để lọt vào tai mắt người khác. Ở chỗ đông
người tứ xứ, xuất thân từ nhiều hòan cảnh khác nhau, làm sao có được sự
thông cảm ở mọi người. Điều mình tưởng rằng khổ vẫn còn là điều ước của
nhiều người khác, trong khi em lại là người thành phố, gia đình đặc biệt
nên người ta nhìn em như người lạc hậu, thậm chí còn nặng nề hơn. Dù có
hiểu em nhưng một mình anh không thể nào đỡ được! Anh không dám
khuyên em trở về nhà vì mình đã lớn, phải tự lực. Có đội Thanh niên xung
phong làm đường ở gần đây, anh quen với mấy người phụ trách, nếu em
muốn anh có thể giới thiệu cho. Cơ sự là như thế, có cái gì níu chân ở lại
đây đâu và tôi nhờ anh giúp.
Ở các công trường đường sắt, đường bộ trên những miền núi rừng heo
hút người làm lúc nào cũng thiếu vì đây chỉ là chỗ tạm dừng chân mà người
có văn hóa hết bậc trung học phổ thông như tôi lúc đó còn hiếm lắm. Được
giao việc dạy bổ túc văn hóa cho công nhân cũng là hợp với sức mình. Tôi
không ngại khó khăn, lăn vào công việc, không quản ngày nắng đêm mưa,
xen giữa các ca, đến từng tổ lao động đưa cái chữ cho những người không
may không được cắp sách tới trường. Dù chỉ là anh giáo tay ngang, tôi vẫn
nhận được sự quý mến, tôn trọng và được kết nạp vào Đoàn thanh niên lao
động, rồi lại được cử đi học Đại học ngành Sư phạm. Học xong, tôi về dạy
ở một trường Bổ túc văn hóa công nông.
Ở đời có những sự tình cờ ngẫu nhiên giải thóat cho mình lúc rối.
Giữa tôi và anh ấy không có mối quan hệ gì đặc biệt vì tuổi anh hơn tôi cả
con giáp, là đảng viên lại kiệm lời nên tôi ít gần và không hiểu mấy về anh.
Bây giờ gặp lại chưa chắc tôi đã nhận ra vì ngay tên anh tôi cũng không
nhớ nữa nhưng mỗi khi nghĩ tới anh tôi ghi nhận một điều là lòng tốt không
chỉ dành cho những người thân.
Nhà tôi ở gần phố chợ Khâm Thiên. Hàng chục năm bố mẹ tôi không
dám bén mảng về quê. Khi chuyện cũ nhạt rồi, vài năm một lần các cụ mới
đáo về thắp hương trên mộ ông bà rồi vội vã đi. Ngày Mỹ đánh B52 vào Hà
Nội, Hải Phòng, tôi đang ở nơi sơ tán của trường. Cha mẹ tôi nhất định
không chịu sơ tán về làng vì quê hương không còn là chỗ dựa tinh thần